Những nghiên cứu ở trong n−ớc 1 Tính phổ biến và tác hại của bệnh đạo ôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 26 - 28)

2.2.1. Tính phổ biến và tác hại của bệnh đạo ôn

Do những thiệt hại nghiêm trọng của bệnh đạo ôn đối với cây lúa, việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp hữu hiệu để hạn chế bệnh đạo ôn đang đòi hỏi cấp bách, nhất là trong điều kiện thâm canh cao. ở n−ớc ta bệnh đạo ôn còn đ−ợc gọi là bệnh “tiêm lụi”, bệnh “cháy lá lúa” đã đ−ợc biết tới từ lâu. Năm 1921 đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh phía Nam (Fivin cent) sau đó phát hiện bệnh ở các tỉnh phía Bắc (Roger, 1951), nh−ng khi đó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ không đ−ợc chú ý nghiên cứu. Sau ngày miền Bắc đ−ợc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu một thời kỳ phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng thâm canh, năm 1956 một trong những khu vực trồng lúa cạn ở nông tr−ờng Đồng Giao bệnh đạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa. Sau đó gây bệnh nghiêm trọng ở Hải D−ơng, Hà Đông, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều vùng khác. Có thể nói từ năm 1956 - 1961 là thời kỳ phát sinh dịch bệnh đạo ôn ở miền Bắc. Từ năm 1972 cho đến nay nhất là từ năm 1976 đến nay bệnh đạo ôn đã gây thành dịch phá hại ở nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Duyên Hải miền Trung và cả ở vùng Tây Nguyên, một số vùng trung du miền núi phía Bắc trên các giống lúa nh− NN8, IR1561-1-2, CR203, Nếp cái hoa vàng... Trong điều kiện thời tiết vụ chiêm xuân ở miền bắc với sự thay đổi và tích lũy trong quần thể nòi nấm gây bệnh, với cơ cấu là sử dụng giống lúa NN8 là chủ yếu cho xuân chính vụ, xuân muộn chủ yếu là giống CR203, IR1561-1-2, T1, TH2 đồng thời áp dụng biện pháp tăng c−ờng l−ợng phân đạm vô cơ bón không hợp lý đã làm cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Toàn

miền Bắc riêng vụ đông xuân năm 1979 trên 15.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ đông xuân năm 1981 trên 40.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ đông xuân năm 1982 trên 80.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, vụ đông xuân năm 1985 trên 160.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn và vụ đông xuân năm 1986 trên 60.600 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn lá và 59.377 ha nhiễm đạo ôn cổ bông. Trong đó nhiều vùng nhiễm nặng là Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam Ninh và Hải Phòng... Năm 1987 có trên 150.000 nhiễm bệnh đạo ôn trong đó trên 10% diện tích nhiễm nặng, trên 20.000 ha nhiễm đạo ôn cổ bông ở mức trung bình 3-5% ở mức nặng. Cá biệt có những nơi đạo ôn cổ bông tới 60 - 70% [23].

Theo Phạm Văn D− (1997) [10], ở Việt Nam liên tiếp trong những năm 1980, 1981, 1982 dịch bệnh đạo ôn gây hại nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Đồng Tháp và An Giang trên một số giống nh− NN 3A, NN 7A, MTL 32, MTL 36 thiệt hại về năng suất khoảng 40%. Bệnh đạo ôn tái phát hàng năm và gây hại trên diện rộng, đến năm 1995 các giống nh− IR 50404, OM 269-65 và một số giống lúa khác bị nhiễm ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với trên 200.000 ha, mức thiệt hại chung từ 10 - 15%.

Năm 2001 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá là 336.370 ha, chiếm khoảng 4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị lụi là 62,4 ha. Vụ đông xuân, bệnh gây hại nặng cục bộ trên giống lúa nhiễm nh− các giống lúa nếp, DT10, DT13, IR17494, IR38, IR1820, Q5... Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình và một vài tỉnh khác vùng đồng bằng Bắc bộ. Bệnh đạo ôn lá ở các tỉnh miền Trung khoảng 7.780 ha. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bệnh phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm 199.480 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông khoảng 91.760 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 4.930 ha. ở các tỉnh phía Bắc bệnh hại chủ yếu trên các giống Q5, DT10, Khâm dục. ở các tỉnh vùng khu 4 và miền Trung bệnh hại chủ yếu ở Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vụ đông xuân có 46.600 ha nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông [2].

Năm 2002 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá khoảng 208.399ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 3.915ha. ở các tỉnh phía Bắc, bệnh phát sinh cục bộ và gây hại chủ yếu trên lúa đông xuân trên các giống IR17494, IR 38, IR 1820, Q5... ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bệnh gây hại nặng hơn. Tại các tỉnh miền Nam diện tích nhiễm bệnh toàn vùng là 169.138 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.084 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông của cả n−ớc là 42.684 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.067 ha [3].

Năm 2003 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá là 265.216 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.532 ha, diện tích bị lụi không đáng kể. Bệnh gây hại chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diện phân bố của bệnh rộng, diện tích nhiễm bệnh toàn vùng là 254.149 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông cả n−ớc là 25.715 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 166 ha [4].

Năm 2004 diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 225.870 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.716 ha, diện tích bị lụi không đáng kể. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông là 40.470 ha, diện tích nhiễm nặng là 1.866 ha [5].

Vụ đông xuân năm 2003-2004 ở tỉnh Thái Bình bệnh đạo ôn gây hại nặng trên các giống lúa D - −u 527, Nhị −u 838, VN10, Khang dân, Q5,... các giống lúa Khang dân, Q5, Bắc thơm bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng hơn các giống lúa lai. Cuối tháng 4/2004 toàn tỉnh có 7.000 ha nhiễm bệnh đạo ôn trong đó có khoảng 500 ha nhiễm nặng và khoảng 100 ha nhiễm rất nặng chủ yếu tập chung trên giống D - −u 527, Nhị −u 838 [31].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)