- Triệu chứng bệnh
2.2.5. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn
Nấm gây bệnh đạo ôn có nhiều hình thức bảo tồn trong tự nhiên, bằng sợi nấm và các bào tử ở hạt giống, rơm rạ, cỏ dại, đất trồng, lúa chét sau gặt... và truyền lan bằng nhiều con đ−ờng khác nhau. Vì vậy để phòng ngừa và khống chế bệnh gây hại cần thiết phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp tổng hợp trong đó bao gồm các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, sử dụng giống kháng bệnh, cơ cấu giống theo mùa vụ thích hợp kết hợp với các biện pháp hóa học và vệ sinh đồng ruộng nhằm chủ động phòng ngừa bệnh và ngăn chặn sự phát triển bệnh thành dịch, đảm bảo đ−ợc năng suất ổn định của giống lúa gieo trồng [23].
Khi dịch bệnh đạo ôn xảy ra thì thuốc hóa học vẫn đ−ợc coi là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn dịch bệnh trên đồng ruộng. Việc sử dụng thuốc
có hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao là vấn đề luôn luôn đ−ợc −u tiên trong công tác nghiên cứu.
Quá trình sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn ở n−ớc ta bắt đầu từ việc dùng Falidan 0,1% hoặc rắc hỗn hợp thuốc Falidan với vôi bột theo tỷ lệ 1/20 - 1/10 khi bệnh phát sinh trên đồng ruộng. Falidan có hiệu lực trừ bệnh thấp, ít có tác dụng khi bệnh đã phát sinh thành dịch. Hơn nữa Falidan lại là hợp chất thủy ngân độc cho ng−ời và gia súc và dễ gây cháy lá lúa [23].
Mai Thị Liên, Hà Minh Trung và cộng tác viên (1994) [14]; Ngô Vĩnh Viễn, Hà Minh Trung và cộng tác viên (1991-1995) [32] đã khảo sát hiệu lực của 4 loại thuốc trừ bệnh đạo ôn Kitazin, Hinosan, Fujione, Kassai trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng (vụ đông xuân năm 1992-1993) cho thấy thuốc Hinosan và Fujione có thể tiêu diệt đ−ợc nấm trên môi tr−ờng nhân tạo còn Kitazin chỉ ức chế đ−ợc nấm không phát triển chứ không thể tiêu diệt đ−ợc nấm. Trên đồng ruộng thuốc Kitazin cũng kém hiệu lực trừ bệnh trên cả lá và cổ bông, Fujione có hiệu lực trừ bệnh cao. Đối với đạo ôn cổ bông thì biện pháp phun kép (phun thuốc 2 lần 7 ngày tr−ớc trỗ phun lần 1, lần thứ 2 sau lần 1 là 7 ngày) cho hiệu quả trừ bệnh cao góp phần tăng năng suất lúa.
Hà Minh Trung (1996) [28] nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa ở các tỉnh miền Trung, trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực trừ đạo ôn của thuốc Fijione 40EC, Newhinosan 30EC, Beam 75wp cho thấy thuốc Beam có hiệu lực trừ bệnh cao nhất. Các thí nghiệm ở Quảng Bình, Phú Yên đều cho thấy thuốc Beam 75wp có hiệu quả trừ bệnh cao hơn các thuốc khác.
Để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, theo Lê L−ơng Tề, (2000) [24] thì sử dụng thuốc Kassai 21.2WP với l−ợng 1 - 1,5kg/ha có hiệu quả tốt nhất.
Để giảm bớt việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong phòng chống bệnh đạo ôn h−ớng ứng dụng nguyên lý kích thích tính kháng bệnh l−u dẫn (kích kháng) cũng đã đ−ợc một số tác giả nghiên cứu [13].
Trong các vi sinh vật hoại sinh, Lăng Cảnh Phú và Phạm Văn Kim (2000) [79]; Lăng Cảnh Phú (2000) [19] đã phát hiện ra chủng vi khuẩn hoại
sinh Flavimonas oryzihabitans, phân lập từ đất ruộng lúa tại Cần Thơ. Khi phun vi khuẩn này với mật số 108 CFU/ml lên lá lúa trên giống OM269 và MLT265 sau đó phun nấm Pyricularia oryzae Cav. tấn công cây lúa. Kết quả cho thấy vi khuẩn có khả năng kích kháng tốt giúp cho cây lúa giảm từ 60% đến 69% bệnh so với đối chứng 28 ngày sau khi tấn công. Vi khuẩn này không gây tác hại cho cây trồng.
Trần Vũ Phến và Phạm Văn Kim (2000) [105] đã phát hiện ra một chủng nấm Colletotrichum sp gây bệnh trên cỏ lồng vực trong ruộng lúa tại Đồng Tháp, không gây hại cho lúa và có khả năng kích kháng giúp cây lúa giảm bệnh đạo ôn từ 58 - 72% so với đối chứng.
Các hóa chất không là thuốc Bảo vệ thực vật và không có độc hại đến môi tr−ờng cũng là chất kích kháng đáng quan tâm.
Khi nghiên cứu về diễn biến hoạt tính của catalase và peroxidase trong kích thích tính kháng l−u dẫn của clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và nấm
Colletotrichum sp đối với bệnh đạo ôn lúa Ngô Thành Trí và cộng tác viên, (2003) [27] cho thấy hiệu quả giảm bệnh đạo ôn khi đ−ợc xử lý với clorua đồng là 68,7%, acibenzolar-s-methyl là 68,4%, Colletotrichum sp là 60,2%. Kết quả này chứng tỏ clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và nấm
Colletotrichum sp là những tác nhân kích kháng l−u dẫn chống bệnh đạo ôn của cây lúa. Điều đó chứng tỏ 3 tác nhân kích kháng trên đã kích thích cơ chế kháng bệnh bên trong cây lúa đ−ợc xử lý bằng biện pháp ngâm hạt.
Huỳnh Thị Minh Châu và cộng tác viên (2003) [1] khi khảo sát hiệu quả kích kháng của clorua đồng và acibenzolar-s-methyl đối với bệnh đạo ôn trên khía cạnh mô học cho thấy hai hóa chất của clorua đồng và acibenzolar-s- methyl có cơ chế kích kháng thông qua sự thay đổi bên trong mô lá lúa khi đ−ợc kích kháng bằng biện pháp xử lý hạt tr−ớc khi gieo. Ngoài ra hai chất kích kháng này còn làm giảm diện tích vết bệnh và giảm sự sinh ra bào tử trên vết bệnh của các lá đ−ợc kích kháng.
Theo Trịnh Ngọc Thúy (2000) [25] và Nguyễn Hữu Anh Nhi (2002) [17] thì clorua đồng với nồng độ 0,05mM xử lý hạt giúp giảm bệnh đạo ôn từ 60 - 62% và kéo dài hiệu quả đến 34 ngày sau khi gieo. Benzoic acid với nồng độ 0,05mM xử lý hạt giúp giảm bệnh đạo ôn từ 66 - 67% và kéo dài hiệu quả đến 34 ngày sau khi gieo [25].
Theo Phạm Văn D− và cộng tác viên (2003) [11], khi nghiên cứu về tính thích thích kháng bệnh đạo ôn và kích thích sinh tr−ởng của Oxalic acid bằng cách xử lý hạt giống tr−ớc khi gieo trồng trên đồng ruộng cho thấy Oxalic acid có tác dụng làm giảm bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn bông trong vụ đông xuân từ 30 - 60%, ngoài ra còn có khả năng kích thích sinh tr−ởng của cây lúa là tăng chiều cao cây, tăng hạt chắc trên bông và tăng năng xuất hạt. Còn ở vụ hè thu thì hiệu lực không rõ rệt.
Tuy nhiên các chất kích kháng chống bệnh đạo ôn trên cây lúa vẫn còn vấp phải trở ngại. Nguyễn Thị Thanh Xuân và cộng tác viên (2003) [34] nghiên cứu kích kháng chống bệnh đạo ôn của clorua đồng 0,05mM và acibenzolar-s-methyl 300ppm trên giống lúa OMCS 2000 với 4 nòi nấm
Pyricularia oryzae Cav. thu thập ở các địa ph−ơng (nòi 44,4; nòi 122,6; nòi 103,4; nòi 103,6) cho thấy các nòi khác nhau của nấm Pyricularia oryzae
Cav. gây hại trên cây lúa có ảnh h−ởng tới hiệu quả của chất kích kháng. Khi kích kháng với clorua đồng chỉ có hiệu quả kích kháng đối với nòi 122,6 và không có hiệu quả với 3 nòi kia. Acibenzolar-s-methyl có hiệu quả kích kháng đối với nòi 122,6 và 102,3 còn 2 nòi kia không có hiệu quả. Nh− vậy khi sử dụng chất kích kháng có hiệu quả cần phải biết nòi chủ lực và phải chọn chất kích kháng thích hợp.