- Thời gian từ 19/5 đến 16/6 t−ơng ứng với giai đoạn phơi màu đến khi lúa chín hoàn toàn, ở giai đoạn này điều tra bệnh đạo ôn gây hại trên bông lúa.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Vụ xuân 2005 bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên diện khá rộng, bệnh hại lá xuất hiện từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, tỷ lệ hại cao nhất khi lúa ở giai đoạn đòng non. Tất cả các điểm điều tra đều xuất hiện bệnh đạo ôn. Bệnh hại nặng trên giống nếp IRI 352, Q5 tại Vân Nội (Đông Anh - Hà Nội), Bắc Phú (Sóc Sơn - Hà Nội). Tại Tân Lập (Yên Mỹ - H−ng Yên) bệnh gây hại nặng trên cả 3 giống IRI 352, Khang dân 18 và Q5. Tại Tam Giang (Yên Phong - Bắc Ninh) bệnh hại nặng trên giống nếp IRI 352. Tại Đa Tốn, Trâu Quỳ (Gia Lâm - Hà Nội), Hà Hồi (Th−ờng Tín - Hà Tây) bệnh gây hại nhẹ.
2. Đã xác định đ−ợc 6 chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.: chủng sinh lý 210.4, 157.7, 001.0, 000.0, 003.6, 506.6 trên các giống TK 90, C70, Q5, DT10, IRI 352 ở Hà Nội và vùng phụ cận.
3. Thông qua thí nghiệm đánh giá mức độ kháng bệnh đạo ôn của 3 nhóm giống lúa: nhóm giống lúa đang trồng nghiên cứu khảo nghiệm tại Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, nhóm giống lúa Việt Nam và nhóm giống lúa nhập nội từ Trung Quốc đang gieo cấy ngoài sản xuất cho thấy tất cả các giống lúa đều có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn khi bị lây nhiễm bởi 6 chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. chúng tôi đã xác định đ−ợc từ các mẫu bệnh thu thập tại các địa điểm khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận trong vụ xuân 2005. Nh−ng các giống lúa này có mức độ nhiễm bệnh khác nhau với 6 chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.. Tùy thuộc vào các giống lúa mà có mức độ kháng, nhiễm khác nhau khi bị lây nhiễm bệnh bởi các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.khác nhau.
+ Các giống nếp TK90, Nếp HP và Bồi tạp Sơn thanh là có phản ứng nhiễm đến nhiễm nặng với tất cả 6 chủng sinh lý nấm.
+ Giống C70 kháng đ−ợc 4 chủng nấm : 210.4, 001.1, 000.0, 506.6 + Giống Q −u kháng đ−ợc hầu hết các chủng, chỉ bị nhiễm chủng 003.6 4. Trên các môi tr−ờng nhân tạo khác nhau thì sự phát triển của các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. cũng khác nhau. Các chủng sinh lý
nấm đều phát triển mạnh trên môi tr−ờng PSA và PGA. Nh−ng khả năng hình thành bào tử nhiều nhất là trên môi tr−ờng OMA và môi tr−ờng cám agar.
5. Thuốc Rabcide 30WP với nồng độ 0,15% đến 0,2% có hiệu quả ức chế cao đối với các chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. trên môi tr−ờng nuôi cấy.
6. Trong điều kiện nhà l−ới thuốc Rabcide 30WP với nồng độ 0,15% - 0,2% và thuốc Fujione 0,1% có hiệu quả phòng trừ bệnh đạo ôn cao. Hiệu quả của thuốc ở thí nghiệm phun phòng cao hơn so với ở thí nghiệm phun trừ.
7. Thuốc Rabcide 30WP 0,8kg/ha, Fujione 0,9l/ha có hiệu quả phòng trừ bệnh đạo ôn cao ở ngoài đồng ruộng.
5.2. Đề nghị
1. Việc nghiên cứu đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của các giống lúa và xác định quần thể các chủng sinh lý nấm gây bệnh đạo ôn tại các vùng sinh thái khác nhau là một h−ớng có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn cần đ−ợc đẩy mạnh và quan tâm. Dựa vào đó mà bố trí cơ cấu giống hợp lý đối với từng vùng sinh thái nhằm hạn chế tác hại của bệnh.
2. Tiếp tục nghiên cứu biện pháp sử dụng thuốc hóa học hợp lý, bổ xung thêm các loại thuốc trừ bệnh mới ít ảnh h−ởng tới môi tr−ờng thay thế các thuốc Fujione 40EC, Hinosan 50EC đang dùng phổ biến để phòng trừ bệnh đạo ôn trên đồng ruộng (các thuốc này có gốc lân hữu cơ độc hại với môi tr−ờng dần dần sẽ bị cấm sử dụng) và cũng để hạn chế việc hình thành tính chống thuốc của nấm bệnh.