Những nghiên cứu về chủng sinh lý (race) nấm gây bệnh và tính chống bệnh đạo ôn của các giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 30 - 35)

- Triệu chứng bệnh

2.2.4.Những nghiên cứu về chủng sinh lý (race) nấm gây bệnh và tính chống bệnh đạo ôn của các giống lúa

chống bệnh đạo ôn của các giống lúa

ở Việt Nam, năm 1951 Roger (ng−ời Pháp) đã xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh đạo ôn ở vùng Bắc bộ [16]. Từ những năm 1976 những khảo sát b−ớc đầu về sự phổ biến các nhóm nòi nấm gây bệnh đạo ôn đ−ợc tiến

hành ở Viện BVTV và Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I cho thấy toàn bộ 8 giống lúa trong bộ giống chỉ thị nòi quốc tế nhiễm bệnh khác nhau trong một số vùng miền Bắc và miền Nam. ở vùng Bắc Hà toàn bộ giống chỉ thị nhóm nòi A, B, C, D, IE, IF, H đều bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng ở cấp 5 đến cấp 9. Nh−ng ở vùng Điện Biên 3 trong số 8 giống lúa chỉ thị nòi quốc tế lại nhiễm bệnh đạo ôn rất nhẹ ở cấp bệnh 1 - 2. Cho đến năm 1985 - 1987 những kết quả nghiên cứu bổ xung đã b−ớc đầu khẳng định rõ hơn ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng chủ yếu có 3 nhóm nòi nấm gây bệnh đạo ôn đó là nhóm nòi IB, IC và IF, trong đó nhóm nòi IB phổ biến hơn chiếm −u thế trong vụ đông xuân, còn nhóm nòi IC, IF trong vụ xuân hè, nhóm nòi IC trong vụ hè thu [23].

Trong thí nghiệm với 12 nguồn mẫu nấm phân lập từ 12 tỉnh ở các vùng địa lý khác nhau ở n−ớc ta, có thể sơ bộ phân định ra 5 nhóm nòi chủ yếu:

Nhóm nòi IA: ở vùng Sơn La

Nhóm nòi IB: ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghệ Tĩnh, Hải Phòng, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Hải H−ng, Hà Bắc

Nhóm nòi IC: ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, Vĩnh Phú. Nhóm nòi ID: ở vùng Thái Bình, Hà Bắc.

Nhóm nòi IF: ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu phối hợp giữa Tr−ờng Đại học nông nghiệp I và Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cho thấy các nhóm nòi nấm

Pyricularia oryzae Cav. có tính độc khác nhau. Mẫu phân lập nấm ở vùng Nghệ Tĩnh có tính độc cao hơn so với vùng Điện Biên [23].

Những kết quả nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy có tới 7 nòi nấm chính gây bệnh đạo ôn và chúng phân bố đều khắp trên các tỉnh, trong đó có 2 nòi quan trọng nhất, phổ biến nhất và có ở mọi nơi của vùng đồng bằng sông Cửu Long, dựa theo bộ giống chỉ thị nòi của Nhật Bản 2 nòi này đ−ợc đặt tên theo mã số là nòi 002.4 và 507.6 [87].

Các tác giả Lê Đình Đôn, Yukio Tosa, Hitoshi Nakayazshiki và Shigeyuki Mayama (1999) [80], khi nghiên cứu cấu trúc quần thể nấm

Pyricularia oryzae Cav. ở Việt Nam đã thu thập 78 mẫu phân lập ở đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Thái Bình) và đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Hậu Giang). Kết quả là 4 dòng nấm đ−ợc tìm thấy ở miền Bắc là: VL1, VL2, VL3, VL4 trong đó dòng VL2 chiếm −u thế và chỉ 1 dòng đ−ợc tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long là VL5. Trong số các mẫu phân lập tham gia thí nghiệm có 15 nòi đ−ợc tìm ra đó là: 000, 002, 200, 122, 232, 102, 103, 105, 106, 107, 112, 132, 502, 505, 507. Sự phân bố các nòi này cũng khác nhau ở miền Bắc và miền Nam. Nòi 000 chiếm −u thế ở đồng bằng sông Hồng còn ở đồng bằng sông Cửu Long thì nòi 102 lại chiếm −u thế và không có nòi nào đ−ợc tìm thấy ở cả hai đồng bằng.

Nada Takahito, Nagao Hayashi, Phan Van Du, Hoang Dinh Dinh and Lai Van E (1999) [88], khi nghiên cứu về các chủng sinh lý của nấm

Pyricularia oryzae Cav. ở Việt Nam đã thu thập đ−ợc 129 mẫu và sắp xếp vào 12 chủng sinh lý dựa trên cơ sở tính độc của 12 giống lúa khác nhau ở miền Bắc Việt Nam trong đó có chủng 002.4 chiếm 31% của các mẫu phân lập, chủng 106.4 chiếm 19,4%, chủng 006.4 (17,1%), chủng 102.4 (14,7%) và chủng 002.0 (7%) còn 7 chủng khác là các chủng thứ yếu ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Bigimana. J, N.T Ninh Thuan (2002) [46], đã xác định đ−ợc 114 mẫu phân lập thu thập cuối vụ mùa 2001 tại 11 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hầu hết các nòi nấm Pyricularia oryzae Cav. đều không lan rộng, tại miền Bắc 87% số mẫu phân lập đã đ−ợc xác định thuộc 3 nhóm nòi. Nhóm nòi lớn nhất chiếm 52% tổng số l−ợng các mẫu phân lập và đ−ợc phân bố rải rác ở 11 tỉnh thành. Đối chiếu, phân tích các mẫu phân lập tại miền Bắc với các mẫu phân lập tại miền Trung và miền Nam ở n−ớc ta cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều thuộc Mat 1-2. Mặt khác nghiên cứu trên 9 mẫu phân lập thu thập ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; 6 mẫu phân lập ở Brundi và 5 mẫu

phân lập từ ấn Độ đã phân ra đ−ợc 8 nhóm nòi khác nhau trong đó số mẫu phân lập giống nhau chiếm tới 80%.

Việc nghiên cứu và sử dụng các giống chống bệnh đạo ôn ở n−ớc ta đ−ợc tiến hành rộng rãi. B−ớc đầu đã phát hiện trong tập đoàn giống cổ truyền Việt Nam có nhiều giống chống bệnh cao nh− Tẻ tép, Chiêm chanh Phú Thọ, Chiêm bầu Thanh Hóa, Gié, Tép Sài Gòn, Nàng thơm, Nàng chét... nhiều giống nhập nội đ−ợc chọn lọc lai tạo có tính chống bệnh đạo ôn ở nhiều vùng nh− NN75-2, NN-3B, NN-3A, IR1820, IR56, IR64... [23].

Trong số các ph−ơng pháp chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn, ngoài ph−ơng pháp phả hệ là một ph−ơng pháp có khả năng định h−ớng tr−ớc từ giai đoạn chọn bố mẹ để truyền lại cho con cháu ở các thế hệ sau trong quá trình tái tổ hợp các gien kháng, ph−ơng pháp nuôi cấy túi phấn từ cây F1 cũng có thể có nhiều khả năng cho ta một kết quả tốt nhờ cố định đ−ợc tính trội kháng bệnh đạo ôn ở thể hệ F1 [20].

Nghiên cứu của Lê Xuân Cuộc (1993) [7] về di truyền tính kháng bệnh đạo ôn ở hai giống CH3 và CH133 do Viện cây l−ơng thực và thực phẩm chọn từ cặp lai DCH1/424 và lúa khô Nghệ An/ Xuân số 2 đã kết luận: Mỗi giống có ít nhất một gen trội riêng kháng bệnh đạo ôn. Đây là cơ sở cho công tác lai tạo giống kháng bệnh đạo ôn có hiệu quả trong sản xuất.

Theo Lê Xuân Cuộc và cộng tác viên (1994) [8], các nòi nấm

Pyricularia oryzae Cav. rất dễ biến dị và tạo ra nòi mới, sinh ra các độc tính và khả năng xâm nhiễm khác nhau trên cây lúa.

Theo Ngô Vĩnh Viễn, Hà Minh Trung và cộng tác viên (1991 - 1995) [32], khi nghiên cứu về thời gian duy trì tính kháng bệnh của một số giống lúa kháng bệnh đạo ôn ở các vùng sinh thái khác nhau cho thấy sự thay đổi khả năng ký sinh của nấm gây bệnh đạo ôn đ−ợc biểu hiện rõ nét nhất là sự đổ vỡ tính kháng bệnh của các giống lúa kháng bệnh sau một thời gian gieo cấy trên đồng ruộng. ở các vùng sinh thái khác nhau tốc độ thay đổi khả năng ký sinh

của nấm gây bệnh đạo ôn cũng khác nhau, ngoài ra nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ tính kháng còn phụ thuộc vào gen kháng. Nh− vậy vấn đề tuyển chọn gen kháng bệnh là vấn đề cần đ−ợc quan tâm trong công tác lai tạo và tuyển chọn giống kháng bệnh.

Hà Minh Trung và cộng tác viên (1996-1997) [29], đã nghiên cứu phản ứng của các giống lúa với các đơn bào tử nấm gây bệnh đạo ôn ở các vùng sinh thái khác nhau cho thấy không phải một giống lúa bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng là nhiễm tất cả các nguồn nấm gây bệnh đạo ôn, chúng chỉ nhiễm một vài isolate và cũng kháng với một vài isolate. Ngay cả giống Tẻ tép đ−ợc coi là kháng bệnh cao nh−ng cũng nhiễm một vài isolate nấm Pyricularia oryzae Cav.. Tuy nhiên phải khẳng định Tẻ tép kháng với hầu hết nguồn nấm gây bệnh đạo ôn ở các vùng khác nhau. Trong thí nghiệm tiến hành ở IRRI cuối năm 1995 đến đầu năm 1996 của các giống lúa gieo cấy phổ biến ở n−ớc ta với các nguồn nấm Pyricularia oryzae Cav. gây bệnh đạo ôn của IRRI cũng phần nào nói lên sự phong phú của quần thể nấm gây bệnh đạo ôn. Đặc biệt là nấm bệnh đã gây hại đ−ợc trên giống Tẻ tép thì có sức gây bệnh cao với các giống khác. Do vậy việc tạo giống kháng bệnh đạo ôn bằng cách lai hữu tính giữa các giống có nguồn gen khác nhau sẽ tạo đ−ợc con lai kháng bệnh trên đồng ruộng.

Khi nghiên cứu về khả năng sản sinh thế hệ nấm Pyricularia oryzae

Cav. mới trên một số giống lúa tác giả Hà Minh Trung và cộng tác viên (1996 -1997) [29] cho thấy nguồn nấm Pyricularia oryzae Cav. trên đồng ruộng là rất phong phú, trong điều kiện tự nhiên quần thể nấm này luôn thay đổi mà nguyên nhân của nó là do quá trình đột biến, lai tạo và sự di chuyển của nấm từ vùng này sang vùng khác. Ng−ời ta nhận thấy rằng trên đồng ruộng gieo trồng một loại giống lúa chủ lực nhiều năm liền sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng tính kháng của giống. Do vậy gieo cấy đa dạng hóa nguồn gen kháng bệnh trên đồng ruộng sẽ góp phần hạn chế c−ờng độ dịch đạo ôn ở một địa ph−ơng.

L−u Văn Quỳnh và Bùi Bá Bổng (1998) [21], đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của các giống lúa đang trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, các dòng, giống triển vọng và các giống nhập nội cho thấy số l−ợng giống kháng cao và kháng ổn định qua các vùng sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long thấp, trong khi đó giống nhiễm cao chiếm gần 30% và giống kháng không ổn định chiếm 50% số giống thử nghiệm.

L−u Vân Quỳnh và Bùi Bá Bổng (1998) [22] nghiên cứu về tính kháng bền của 500 giống lúa đối với bệnh đạo ôn ở đồng bằng sông Cửu Long qua 7 thí nghiệm đã xác định 16 giống lúa có chỉ số SDI bằng hoặc nhỏ hơn 5 đ−ợc xem nh− là có khả năng kháng bền (tính kháng bền đ−ợc xác định thông qua chỉ số SDI) trong khi đó Tẻ tép cho chỉ số SDI là 6. Giống IR64 đ−ợc đ−a vào sản xuất trên 10 năm vẫn duy trì tính kháng bền.

Nghiên cứu của Phan Hữu Tôn (2004) [26] trên 24 dòng giống lúa chứa các gen chống bệnh khác nhau với 4 isolate nấm Pyricularia oryzae Cav.. Kết quả cho thấy có 8 dòng chống đ−ợc 4 isolate, 10 dòng chống đ−ợc 3 isolate, 3 dòng chống đ−ợc 2 isolate và chỉ có 3 dòng chống đ−ợc 1 isolate. Nh− vậy các gen khác nhau thì khả năng chống các isolate bệnh đạo ôn cũng khác nhau.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 30 - 35)