Đặc điểm hình thái tản nấm của các chủng sinh lý (race) nấm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 81 - 86)

- Thời gian từ 19/5 đến 16/6 t−ơng ứng với giai đoạn phơi màu đến khi lúa chín hoàn toàn, ở giai đoạn này điều tra bệnh đạo ôn gây hại trên bông lúa.

4.4.1.Đặc điểm hình thái tản nấm của các chủng sinh lý (race) nấm

Pyricularia oryzae Cav trong điều kiện nhà l−ớ

4.4.1.Đặc điểm hình thái tản nấm của các chủng sinh lý (race) nấm

Pyricularia oryzae Cav. trên một số môi tr−ờng nhân tạo

Để tìm hiểu một số đặc điểm hình thái tản nấm trên các môi tr−ờng nhân tạo khác nhau chúng tôi tiến hành nuôi cấy 6 chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. trên 6 loại môi tr−ờng nhân tạo PSA, PGA, OMA, cám agar, bột mỳ agar, bột gạo agar. Qua thí nghiệm chúng tôi nhận thấy sau 4 ngày nuôi cấy màu sắc và độ xốp của tản nấm ch−a có sự khác biệt giữa các chủng nấm và giữa các môi tr−ờng với nhau. Sợi nấm lúc này còn non, mọc ngay sát bề mặt môi tr−ờng, sợi nấm th−ờng có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Từ ngày thứ 6 trở đi màu sắc và độ xốp tản nấm của các chủng nấm trên các môi tr−ờng khác nhau bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt. Thông th−ờng phía tâm của tản nấm dần chuyển thành màu nâu đen do sợi nấm già biến màu, sợi nấm có thể phát triển trên bề mặt môi tr−ờng nuôi cấy tạo thành một lớp sợi bông, xốp, màu sắc khác nhau phụ thuộc vào các chủng nấm khác nhau và môi tr−ờng nuôi cấy khác nhau. Kết quả theo dõi sau 10 ngày nuôi cấy đ−ợc trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13: Một số đặc điểm hình thái tản nấm của các chủng sinh lý (race) nấm Pyricularia oryzae Cav. trên môi tr−ờng nhân tạo sau 10 ngày nuôi cấy

Chủng 210.4 Chủng 157.7 Chủng 001.0 Chủng 000.0 Chủng 003.6 Chủng 506.6

STT Môi tr−ờng

Màu sắc Độ xốp Màu

sắc Độ xốp Màu sắc Độ xốp Màu sắc Độ xốp Màu sắc Độ xốp Màu sắc

Độ xốp

1 Cám agar Xám đen Mịn Xám đen Mịn Xám đen Mịn Xám vàng Hơi xốp Xám vàng Xốp Xám đen Hơi xốp

2 Bột gạo agar Xám đen Mịn Xám đen Mịn Xám vàng Mịn Xám vàng Hơi xốp Xám vàng Hơi xốp Xám trắng Xốp

3 Bột mỳ agar Xám đen Xốp Xám đen Mịn Xám đen Mịn Xám tro Xốp Xám tro Xốp Xám trắng Xốp

4 OMA Xám trắng Xốp Xám đen Mịn Xám đen Mịn Xám tro Xốp Xám tro Xốp Xám trắng Xốp

5 PSA Xám tro Xốp Xám vàng Xốp Xám tro Hơi xốp Xám vàng Hơi xốp Xám vàng Xốp Xám trắng Xốp

6 PGA Xám tro Xốp Xám vàng Xốp Xám tro Hơi xốp Xám vàng Xốp Xám vàng Xốp Xám trắng Xốp

Hình 4.11: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng cám agar sau 10 ngày nuôi cấy

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Hình 4.12: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng bột gạo agar sau 10 ngày nuôi cấy

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Hình 4.13: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng bột mỳ agar sau 10 ngày nuôi cấy

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Hình 4.14: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng OMA sau 10 ngày nuôi cấy

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Hình 4.15: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng PSA sau 10 ngày nuôi cấy

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Hình 4.16: Tản nấm của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae

Cav. phát triển trên môi tr−ờng PGA sau 10 ngày nuôi cấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1- Chủng 210.4; 5 - Chủng 157.7; 8 - Chủng 001.0; 9 - Chủng 000.0; 17 - Chủng 003.6; 31 - Chủng 506.6)

Qua kết quả ở bảng 4.13 cho thấy màu sắc và độ xốp của tản nấm

Pyricularia oryzae Cav. phụ thuộc vào các môi tr−ờng nuôi cấy khác nhau. Màu sắc của tản nấm từ màu xám trắng, xám tro, xám vàng đến xám đen. Chủng 210.4 có màu xám trắng trên môi tr−ờng cám OMA, xám tro trên môi tr−ờng PSA và PGA còn có màu xám đen trên môi tr−ờng cám agar, bột gạo agar và bột mỳ agar. Chủng 157.7 thì có màu xám vàng trên môi tr−ờng PSA và PGA còn trên các môi tr−ờng còn lại có màu xám đen. Chủng 506.6 có màu xám đen trên môi tr−ờng cám agar, có màu xám trắng trên các môi tr−ờng khác.

Độ xốp của tản nấm cũng khác nhau tuỳ thuộc chủng nấm và môi tr−ờng nuôi cấy, thay đổi từ mịn, hơi xốp đến xốp. Chủng 210.4 xốp trên môi tr−ờng bột mỳ agar, OMA, PSA, PGA nh−ng lại mịn trên môi tr−ờng cám agar và bột gạo agar. Chủng 157.7 xốp trên môi tr−ờng PSA và PGA nh−ng lại mịn trên các môi tr−ờng còn lại. Chủng 506.6 hơi xốp trên môi tr−ờng cám agar, xốp trên các môi tr−ờng còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2005 ở vùng hà nội và phụ cận (Trang 81 - 86)