Quan điểm và định h−ớng chuyển dịch

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 90 - 91)

4. Đối t−ợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.3.1. Quan điểm và định h−ớng chuyển dịch

3.3.1.1. Quan điểm

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong vùng, có hiệu qủa kinh tế cao, có tốc độ tăng tr−ởng nhanh và ổn định.

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn huyện.

Ưu tiên phát triển các loại cây trồng truyền thống chủ lực và đang đóng góp lớn trong tỷ trọng sản l−ợng nông nghiệp của huyện, bảo đảm sự ổn định kết hợp với mở rộng diện tích canh tác các loại hình này trên địa bàn.

Sử dụng đất theo h−ớng khai thác tối đa, hợp lý tài nguyên đất và n−ớc cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng cây chuyên canh và có quy mô lớn, vừa phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, đáp ứng mục tiêu sản xuất hàng hoá và phục vụ công nghiệp chế biến.

3.1.1.2. Định h−ớng

- Mở rộng diện tích đất rừng hiện có 13.975,5 ha (2005) có cơ cấu diện tích 33,14% so với tổng diện tích tự nhiên, ở một huyện miền núi tỷ lệ này cần đ−ợc nâng lên ở mức 50% mới đủ mức cần thiết để tạo dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

- Giữ ổn định diện tích sản xuất l−ơng thực nh− hiện nay 7.003 ha (đã loại bỏ 493 ha đất n−ơng rẫy) để đảm bảo tự cung tự cấp l−ơng thực cho ng−ời và gia súc.

Trồng lúa n−ớc là loại hình sử dụng đất có hệ số tiêu thụ n−ớc rất cao cho một đơn vị sản phẩm cây trồng, vì vậy không tăng diện tích gieo trồng lúa n−ớc sẽ giảm đ−ợc đầu t− các công trình thuỷ lợi và cải tạo đồng ruộng. Những diện tích đất gieo trồng lúa nhờ n−ớc trời, năng suất bấp bênh, kém hiệu quả (khoảng 100 ha), cần chuyển đổi sang sản xuất ngô, đậu, lạc.

Giữ nguyên hiện trạng diện tích cây đậu đỗ các loại, tăng c−ờng trồng xen cây đậu đỗ, ngô vào mía và cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Đối với diện tích mía và cao su là 2 cây có thế mạnh, tiềm năng trong thời gian tới. Vì vậy, cần tập trung nâng diện tích trồng mía và cao su theo quy hoạch vùng nguyên liệu và năng lực tiêu thụ của các nhà máy (Nhà máy đ−ờng Việt Đài công suất 6.000 tấn đ−ờng/ngày; Nhà máy chế biến mủ cao su công suất 3.000 tấn mủ/năm 2008 và 7.500 tấn mủ/năm 2009 trở đi). Cụ thể, diện tích phấn đấu từ nay đến năm 2010 đạt 2.200 ha mía và trên 5.000 ha cao su.

- Từng b−ớc hình thành quỹ đất trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)