Hiện trạng sử dụng đất ở Cẩm Thuỷ

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 75)

4. Đối t−ợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.2.2.Hiện trạng sử dụng đất ở Cẩm Thuỷ

Nh− đã trình bày ở mục 3.1 huyện Cẩm Thuỷ có 4 tiểu vùng lãnh thổ, nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất ở từng tiểu vùng lãnh thổ với ý t−ởng phát hiện ra những điều hợp lý và không hợp lý trong cơ cấu sử dụng đất nhằm đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý là cần thiết.

3.2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng I

Tiểu vùng I nằm ở phía Đông huyện Cẩm Thuỷ có diện tích tự nhiên 10.253,84 ha, gồm các xã Cẩm Tân, Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong. Kết quả phân tích ở bảng 3.5 cho thấy:

- Trong số 10.253,84 ha đất tự nhiên ở tiểu vùng I của huyện Cẩm Thuỷ mới đ−a vào sử dụng đ−ợc 6.667,6 ha, chiếm 65,03%. Nh− vậy, quỹ đất ch−a đ−a vào sử dụng là 3.586,24 ha, chiếm 34,97%. Điều đáng chú ý là có 47 ha đất bằng và 2.963 ha đất đồi núi ch−a đ−ợc đ−a vào sử dụng, có thể thấy đây là quỹ đất tiềm năng cần nghiên cứu đ−a vào sử dụng.

- Trong số 6.667,6 ha đất đã đ−ợc sử dụng có 2.983,3 ha đ−a vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 29,09%; có 2.721,1 ha đất lâm nghiệp, chiếm 26,54%; có 763,2 ha đất chuyên dùng, chiếm 7,44% và 200 ha đất ở, chiếm 1,95%. Nh− vậy, ở một huyện miền núi tỷ lệ che phủ của rừng mới đạt 26,54% quỹ đất tự

nhiên của vùng thì đây là mức thấp cần đ−ợc nghiên cứu mở rộng tới đủ mức cần thiết để tạo dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng I

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu 1 (%) Cơ cấu 2 (%) Cơ cấu 3 (%) Tổng diện tích; trong đó: 10.253,84 I Đất nông nghiệp 2.983,30 29,09 1 Đất trồng cây hàng năm 1.676,10 56,18

- Đất ruộng lúa mầu 1.108,00 66,11

- Đất n−ơng rẫy 22,00 1,31

- Đất trồng cây hàng năm khác 546,10 32,58

2 Đất v−ờn tạp 615,00 20,61

3 Đất trồng cây lâu năm 653,20 21,90 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

5 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 39,00 1,31 II Đất lâm nghiệp có rừng 2.721,10 26,54 1 Rừng tự nhiên 136,00 5,00 - Đất có rừng sản xuất - Đất có rừng phòng hộ 136,00 100,00 2 Rừng trồng 2.585,10 95,00 - Đất có rừng sản xuất 1.571,00 60,77 - Đất có rừng phòng hộ 1.014,10 39,23 III Đất chuyên dùng 763,20 7,44 IV Đất ở 200,00 1,95

V Đất ch−a sử dụng và sông suối, núi đá 3.586,24 34,97

1 Đất bằng ch−a sử dụng 47,00 1,31 2 Đất đồi núi ch−a sử dụng 2.963,00 82,62 3 Đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng 8,00 0,22

4 Sông suối 414,24 11,55

5 Núi đá không có rừng cây 154,00 4,29

- Trong số 2.983,3 ha đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có 1.676,1 ha, chiếm 56,18%; đất v−ờn tạp 615 ha, chiếm 20,61%; đất trồng cây lâu năm 653,2 ha, chiếm 21,9% và đất mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản có 39 ha, chiếm 1,31%. ở đây cần chú ý là diện tích đất v−ờn tạp còn quá rộng, hiện trồng nhiều loại cây với mục đích bổ sung nguồn l−ơng thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày chứ không sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của miền núi nh−ng hiện ch−a có đồng cỏ dành cho chăn nuôi, có thể thấy đây là một tồn tại dẫn đến hậu quả là chăn nuôi đại gia súc ch−a thể v−ơn lên để thành ngành sản xuất chính của tiểu vùng.

- Trong số 1.676,1 ha đất trồng cây hàng năm có 1.108 ha trồng lúa màu, chiếm 66,11%; 546,1 ha đất trồng cây hàng năm khác, chiếm 32,58% và đáng chú ý là còn 22 ha đất làm n−ơng rẫy, đây là ph−ơng thức sản xuất không có lợi cho việc bảo vệ đất.

- Trong số 2.721,1 ha đất rừng có 136 ha là rừng tự nhiên, chiếm 5% quỹ đất rừng và 100% diện tích là rừng phòng hộ cần đ−ợc bảo vệ; có 2.585,1 ha rừng trồng, chiếm 95% diện tích rừng của tiểu vùng; trong đó đáng chú ý là có 1.014,1 ha là rừng phòng hộ, chiếm 39,23%, còn lại 1.571 ha là rừng sản xuất, chiếm 60,77%. Nh− vậy, ở tiểu vùng I diện tích rừng phòng hộ có gần 1.150 ha, còn lại là rừng sản xuất.

3.2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng II

Tiểu vùng II nằm ở phía Tây huyện Cẩm Thuỷ, nằm trên phần đất của các xã Cẩm Liên, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Bình; có diện tích tự nhiên 10.772,49 ha. Cơ cấu sử dụng đất trình bày ở bảng 3.6 cho thấy:

- Trong tổng số 10.772,49 ha ở tiểu vùng II của huyện Cẩm Thuỷ mới đ−a vào sử dụng đ−ợc 8.262,19 ha, chiếm 76,7% diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng. Nh− vậy, quỹ đất ch−a đ−a vào sử dụng là 2.510,3 ha, chiếm 23,3%.

Điều đáng l−u ý là có 28 ha đất bằng và 1.414 ha đất đồi núi ch−a sử dụng, chiếm 57,45% quỹ đất ch−a sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy, diện

tích đất này đa phần là đất có độ dốc cao ở xa khu dân c− chỉ thích hợp với trồng rừng.

Bảng 3.6. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng II

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu 1 (%) Cơ cấu 2 (%) Cơ cấu 3 (%) Tổng diện tích; trong đó: 10.772,49 I Đất nông nghiệp 2.629,11 24,41 1 Đất trồng cây hàng năm 2.011,11 76,49

- Đất ruộng lúa mầu 1.223,00 60,81

- Đất n−ơng rẫy 198,00 9,85

- Đất trồng cây hàng năm khác 590,11 29,34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đất v−ờn tạp 449,00 17,08

3 Đất trồng cây lâu năm 91,00 3,46 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

5 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 78,00 2,97 II Đất lâm nghiệp có rừng 4.912,65 45,60 1 Rừng tự nhiên 2.914,35 59,32 - Đất có rừng sản xuất 246,10 8,44 - Đất có rừng phòng hộ 2.668,25 91,56 2 Rừng trồng 1.994,70 40,60 - Đất có rừng sản xuất 1.429,50 71,66 - Đất có rừng phòng hộ 565,20 28,34

3 Đất −ơm cây giống 3,60 0,08

III Đất chuyên dùng 558,23 5,18

IV Đất ở 162,20 1,51

V Đất ch−a sử dụng và sông suối, núi đá 2.510,30 23,30

1 Đất bằng ch−a sử dụng 28,00 1,12 2 Đất đồi núi ch−a sử dụng 1.414,00 56,33

3 Sông suối 422,30 16,82

4 Núi đá không có rừng cây 646,00 25,73

- Trong số 8.262,19 ha đất đã đ−ợc sử dụng có 2.629,11 ha là đất nông nghiệp, chiếm 24,41% tổng diện tích đất của tiểu vùng; 4.912,65 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 45,6% diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng; có 558,23 ha đất chuyên dùng và 162,2 ha đất ở.

- Trong số 2.629,11 ha đất nông nghiệp có 2.011,11 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 76,49% quỹ đất nông nghiệp; có 449 ha đất v−ờn tạp, chiếm 17,08% quỹ đất nông nghiệp; có 91 ha đất trồng cây lâu năm khác và 78 ha đất mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản.

- Trong số 2.011,11 ha đất trồng cây hàng năm có 1.223 ha đất ruộng lúa màu, chiếm 60,81% quỹ đất trồng cây hàng năm; có 590,11 ha đất trồng cây hàng năm khác, chiếm 29,34% quỹ đất trồng cây hàng năm. Đáng chú ý là tiểu vùng II còn 198 ha đất n−ơng dẫy cần đ−ợc loại bỏ để trồng cây lâu năm khác có lợi cho việc bảo vệ đất.

- Trong số 4.912,65 ha đất có rừng thì diện tích rừng tự nhiên là 2.914,35 ha, chiếm 59,32% diện tích đất rừng và 1.994,7 ha rừng trồng, chiếm 40,6% diện tích đất rừng.

- Trong số 4.912,65 ha đất có rừng thì rừng phòng hộ là 3.233,45 ha, chiếm 65,82% quỹ đất rừng, còn lại 1.679,2 ha là rừng sản xuất. Vấn đề đặt ra ở đây là hiệu quả kinh tế của rừng sản xuất ở đây nh− thế nào, cần đ−ợc nghiên cứu.

3.2.2.3. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng III

Tiểu vùng III nằm ở phía Bắc huyện Cẩm Thuỷ bao gồm các xã Cẩm L−ơng, Cẩm Giang, Cẩm Quý và Cẩm Tú. Kết quả phân tích cơ cấu sử dụng đất trình bày ở bảng 3.7 cho thấy:

- Trong tổng số 10.168,3 ha đất tự nhiên của tiểu vùng III có 2.201,78 ha đất nông nghiệp, chiếm 21,66% tổng diện tích tự nhiên; 3.713,3 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 36,52% diện tích tự nhiên; có 540,1 ha đất chuyên dùng, chiếm 5,31% diện tích tự nhiên; có 156 ha đất ở, chiếm 1,53% diện tích tự nhiên và 3.557,12 ha đất ch−a đ−ợc sử dụng, chiếm 34,98% diện tích tự nhiên.

Nh− vậy, diện tích đất ch−a đ−ợc sử dụng ở tiểu vùng III còn quá lớn cần l−u ý là có tới 77,85 ha đất bằng ch−a đ−ợc sử dụng và 2.334,07 ha đất đồi núi ch−a sử dụng, chiếm 67,81% quỹ đất ch−a sử dụng, cần đ−ợc nghiên cứu khai thác.

Bảng 3.7. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng III

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu 1 (%) Cơ cấu 2 (%) Cơ cấu 3 (%) Tổng diện tích; trong đó: 10.168,3 I Đất nông nghiệp 2.201,78 21,66 1 Đất trồng cây hàng năm 1.782,17 80,94

- Đất ruộng lúa mầu 1.204,00 67,56

- Đất n−ơng rẫy 141,00 7,91

- Đất trồng cây hàng năm khác 437,17 24,53

2 Đất v−ờn tạp 370,00 16,80

3 Đất trồng cây lâu năm 20,00 0,92 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

5 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 29,61 1,34 II Đất lâm nghiệp có rừng 3.713,30 36,52 1 Rừng tự nhiên 3.153,00 84,91 - Đất có rừng sản xuất 208,00 6,60 - Đất có rừng phòng hộ 2.945,00 93,40 2 Rừng trồng 557,30 15,01 - Đất có rừng sản xuất 524,00 94,02 - Đất có rừng phòng hộ 33,30 5,98

3 Đất −ơm cây giống 3,00 0,08

III Đất chuyên dùng 540,10 5,31

IV Đất ở 156,00 1,53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V Đất ch−a sử dụng và sông suối, núi đá 3.557,12 34,98

1 Đất bằng ch−a sử dụng 77,85 2,19 2 Đất đồi núi ch−a sử dụng 2.334,07 65,62

3 Sông suối 547,20 15,38

4 Núi đá không có rừng cây 598,00 16,81

- Trong tổng số 2.201,78 ha đất nông nghiệp có 1.782,17 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 80,94% diện tích đất nông nghiệp và 370 ha đất v−ờn tạp, chiếm 16,8% quỹ đất nông nghiệp; 20 ha trồng cây lâu năm khác và 29,61 ha đất mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản.

- Trong tổng số 1.782,17 ha đất trồng cây hàng năm có 1.204 ha đất ruộng trồng lúa màu, chiếm 67,56% diện tích đất trồng cây hàng năm và 437,17 ha đất trồng cây hàng năm khác, chiếm 24,53%. Đáng chú ý là có 141 ha đất n−ơng rẫy, chiếm 7,91% quỹ đất trồng cây hàng năm.

- Trong số 3.713,3 ha đất lâm nghiệp có rừng có 3.153 ha đất rừng tự nhiên, chiếm 84,91% quỹ đất rừng; có 557,3 ha đất rừng trồng, chiếm 15,01% diện tích đất rừng. Nh− vậy, ở tiểu khu III rừng tự nhiên còn nhiều và chiếm

−u thế so với rừng trồng.

- Trong số 3.713,3 ha đất rừng có 2.978,3 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 80,2% diện tích đất rừng. Rừng phòng hộ ở tiểu vùng III chủ yếu là rừng tự nhiên, còn diện tích rừng phòng hộ do dân trồng có rất ít. Có 732 ha đất rừng sản xuất, chiếm 19,8 % diện tích đất rừng; trong đó rừng tự nhiên có 208 ha và 524 ha rừng trồng.

3.2.2.4. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng IV

- Tiểu vùng IV nằm ở phía Nam huyện Cẩm Thuỷ, nằm trên phần đất của các xã Cẩm Tâm, Cẩm Châu, Cẩm Sơn, Cẩm Vân và Cẩm Yên. Cơ cấu sử dụng đất đ−ợc giới thiệu ở bảng 3.8.

Kết quả phân tích ở bảng 3.8 cho thấy:

- Trong số 11.216,22 ha đất tự nhiên của tiểu vùng IV có 2.498,3 ha đất nông nghiệp, chiếm 22,27% quỹ đất tự nhiên; 2.628,45 ha đất rừng, chiếm 23,43%; 605,22 ha đất chuyên dùng, chiếm 5,4%; 164 ha đất ở, chiếm 1,46%; 5.320,25 ha đất ch−a sử dụng, chiếm 47,43%. Đáng chú ý có 3.636 ha đất ch−a sử dụng là đất đồi núi cần nghiên cứu đ−a vào sử dụng.

Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất ở tiểu vùng IV TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu 1 (%) Cơ cấu 2 (%) Cơ cấu 3 (%) Tổng diện tích; trong đó: 11.216,22 I Đất nông nghiệp 2.498,30 22,27 1 Đất trồng cây hàng năm 1.815,00 72,65

- Đất ruộng lúa mầu 1.080,00 59,52

- Đất n−ơng rẫy 132,45 7,30

- Đất trồng cây hàng năm khác 602,15 33,18

2 Đất v−ờn tạp 415,10 16,60

3 Đất trồng cây lâu năm 210,20 8,41

4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

5 Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 58,00 2,32 II Đất lâm nghiệp có rừng 2.628,45 23,43 1 Rừng tự nhiên 271,16 10,32 - Đất có rừng sản xuất 32,00 11,80 - Đất có rừng phòng hộ 239,16 88,20 2 Rừng trồng 2.354,29 89,57 - Đất có rừng sản xuất 1.000,00 42,48 - Đất có rừng phòng hộ 1.354,29 57,52

3 Đất −ơm cây giống 3,00 0,11

III Đất chuyên dùng 605,22 5,40

IV Đất ở 164,00 1,46

V Đất ch−a sử dụng và sông suối, núi đá 5.320,25 47,43

1 Đất bằng ch−a sử dụng 4,00 0,08 2 Đất đồi núi ch−a sử dụng 3.636,00 68,34 3 Đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng 6,02 0,11

4 Sông suối 536,20 10,08

5 Núi đá không có rừng cây 1.138,03 21,39

(Nguồn: Số liệu điều tra)

- Trong số 2.498,3 ha đất nông nghiệp ở tiểu vùng IV có 1.875 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 72,65% quỹ đất nông nghiệp; 415,1 ha đất v−ờn tạp, chiếm 16,6%; 210,2 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 8,41%; 58 ha đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 2,32%. Đáng chú ý là ở đây không có quỹ đất đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Trong số 1.815 ha đất trồng cây hàng năm ở tiểu vùng IV có 1.080 ha đất ruộng trồng lúa màu, chiếm 59,52% đất trồng cây hàng năm; 602,15 ha đất trồng cây hàng năm khác, chiếm 33,18%; 132,45 ha đất n−ơng rẫy, chiếm 7,3% quỹ đất trồng cây hàng năm. Đáng chú ý là 132,45 ha đất n−ơng rẫy cần tiếp tục nghiên cứu để sử dụng hợp lý hơn.

- Trong số 2.628,45 ha đất có rừng ở tiểu vùng IV có 271,16 ha là rừng tự nhiên, chiếm 10,32% quỹ đất rừng; 2.354,29 ha là rừng trồng, chiếm 89,57% quỹ đất rừng; 1.032 ha là rừng sản xuất, chiếm 39,26% quỹ đất rừng; 1.593,45 ha là rừng phòng hộ, chiếm 60,74% quỹ đất rừng.

* Một số nhận xét về tình hình sử dụng đất của huyện Cẩm Thuỷ: - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp hiện đang sử

dụng 10.312,49 ha, chiếm 24,32% diện tích tự nhiên, bình quân 892 m2/ng−ời, rộng hơn của tỉnh 211 m2/ng−ời (bình quân của tỉnh là 681 m2/ng−ời); trong đó đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài là 8.378,16 ha, chiếm 81,24%; UBND xã quản lý sử dụng đất công ích và đất khó giao là 1.001,91 ha, chiếm 9,72%; các đối t−ợng khác sử dụng 932,42 ha, chiếm 9,04 % (bảng 3.9).

Đất trồng cây hàng năm: Bao gồm đất trồng lúa, đất lúa màu, đất n−ơng rẫy, đất trồng cây hàng năm khác với tổng diện tích là 7.284,38 ha, chiếm 73,92% đất nông nghiệp; trong đó đất lúa, lúa màu 4.615,4 ha, chiếm 63,36%; đất n−ơng rẫy 493,45 ha, chiếm 6,77%; đất trồng cây hàng năm khác 2.175,53 ha, chiếm 29,87%. Với diện tích trên, trong năm 2003 huyện đã sản xuất đ−ợc 46.400 tấn l−ơng thực đáp ứng cơ bản nhu cầu l−ơng thực cho nhân dân trong huyện và thức ăn cho chăn nuôi.

Đất v−ờn tạp: Toàn huyện có 1.849,1 ha, chiếm 18,77% đất nông nghiệp, đây là loại đất gắn liền với đất thuộc khuôn viên của các hộ gia đình,

bình quân 807 m2/hộ. Loại đất này có ý nghĩa giúp cho việc điều hoà môi sinh, môi tr−ờng trong khu dân c−. Các loại cây trồng trên diện tích đất này mang tính chất “v−ờn tạp” nên hiệu quả kinh tế thấp, do đó cần phải cải tạo v−ờn tạp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (cao su tiểu điền…) để thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2004

TT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ so với đất nông nghiệp (%) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 10.312,49 100,00 100,00

1 Đất trồng cây hàng năm 7.284,38 70,64 100,00

- Lúa, lúa màu 4.615,40 63,36

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 75)