Lý thuyết về hệ thống

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 26 - 29)

4. Đối t−ợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

1.2.1.Lý thuyết về hệ thống

Trong thế giới tự nhiên cũng nh− trong xã hội loài ng−ời mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, t−ơng tác hữu cơ với nhau đ−ợc gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện t−ợng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của ph−ơng pháp luận và tính hệ thống là đặc tr−ng, bản chất của chúng (Đào Châu Thu, 2003)[29].

Lý thuyết hệ thống đã đ−ợc nhiều ng−ời nghiên cứu và đ−ợc áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ t−ơng hỗ. Cơ sở lý thuyết hệ thống đã đ−ợc L.Vonbertanlanty đề

x−ớng vào đầu thế kỷ XX, đã đ−ợc sử dụng nh− một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Một vài năm gần đây quan điểm về hệ thống đ−ợc phát triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp.

Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn nhau), thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ và tác động của các yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo nên trật tự bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau, hoạt động cho một mục đích chung [29].

Hệ thống là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định nh− một tập hợp các đối t−ợng hoặc các thuộc tính đ−ợc liên kết bằng nhiều mối t−ơng tác. Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối t−ợng bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố (Phạm Chí Thành, 1996)[26].

- Hệ thống nông nghiệp: Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống nông nghiệp (Agricultural system). Theo Vissac (1970) [26] thì hệ thống nông nghiệp là tập hợp không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi tr−ờng tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Tác giả Mayzoyer (1986) [26] lại cho rằng hệ thống nông nghiệp tr−ớc hết là một ph−ơng thức khai thác môi tr−ờng đ−ợc hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy. Còn tác giả Touve (1988) [26] lại cho rằng hệ thống nông nghiệp thích ứng với các

ph−ơng thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật.

Mặc dù mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về hệ thống nông nghiệp, nh−ng nhìn chung họ đều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là một hệ sinh thái nông nghiệp đ−ợc đặt trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp đ−ợc con ng−ời tác động bằng lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách…

Hệ thống nông nghiệp = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế, xã hội. Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ nh− hệ phụ trồng trọt; chăn nuôi, chế biến, ngành nghề; quản lý, l−u thông và phân phối.

- Hệ phụ trồng trọt: Hệ thống trồng trọt là hệ thống con và là trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống có khác nh−: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề… Nói đến trồng trọt là nói đến cây trồng, cây trồng đ−ợc trồng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp l−ơng thực, thực phẩm; chăn nuôi; hàng hoá…

- Hệ thống cây trồng: Theo tác giả Zandsatra (1981) [11] thì hệ thống cây trồng (Cropping system) là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi tr−ờng, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng nh− kỹ thuật, lao động và quản lý.

Cùng với sự phát triển của lực l−ợng sản xuất và tiến bộ khoa học, sự phân công trong nội bộ ngành Nông nghiệp ngày càng có sự thay đổi về tỷ lệ và phát triển thêm nhiều nghề mới, xuất hiện nhiều phân hệ mang tính liên tục và không ngừng hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về các sản phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất và tiêu dùng là 2 quá trình đan xen mang tính lịch sử và xã hội, có tác động qua lại với nhau. Sản xuất nông nghiệp càng phát triển, phong phú và đa dạng thì càng đáp ứng đ−ợc nhu cầu

tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng. Sự xuất hiện nhu cầu dùng mới ngày càng thúc đẩy, cải tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới. Quan hệ này tuân theo nguyên lý phát triển, đ−ợc chuyển đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện.

- Hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác là tổ chức cây trồng đ−ợc bố trí trong không gian, thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật đ−ợc thực hiện với tổ hợp đó nhằm đạt đ−ợc năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai (Nguyễn Văn Luật, 1990) [21].

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện cẩm thuỷ, tỉnh thanh hoá (Trang 26 - 29)