Kết quả phân loại phôi bò trước đông lạnh

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 76 - 78)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.1 Kết quả phân loại phôi bò trước đông lạnh

Có 334 phôi thu hoạch được trong đó có 182 phôi dâu và 152 phôi nang. Trong tổng số 182 phôi dâu có 80 phôi loại A đạt tỷ lệ 43,96%; 77 phôi loại B đạt tỷ lệ 42, 30% còn lại là 25 phôi loại C chiếm tỷ lệ 13,74%.

Bảng 4.12. Kết quả phân loại phôi bò sau khi thu hoạch

Loại phôi

Phôi dâu Phôi nang

Chất lượng phôi n % n % Tổng số Phôi loại A 80 43,96 70 46,05 150 Phôi loại B 77 42,30 64 42,1 141 Phôi loại C 25 13,74 18 11,85 43 Tổng số 182 100 152 100 334

Trong tổng số 152 phôi nang có 70 phôi loại A đạt tỷ lệ 46,05% và 64 phôi loại B đạt tỷ lệ 42,10% còn lại là 11,85% phôi loại C. Phôi loại A, B và C là những phôi có khả năng cấy tươi nhưng để có tỷ lệ phôi sống sau khi đông lạnh - giải đông cao chúng tôi chỉ chọn những phôi tốt và rất tốt (phôi loại A và B) để đông lạnh. Như vậy tổng số phôi đủ tiêu chuẩn đông lạnh là 291 đạt tỷ lệ 87,13% (291/182). Phôi loại C không đủ tiêu chuẩn đông lạnh. Trong tổng số 334 phôi dâu và phôi nang thu được thì tỷ lệ phôi dâu đạt 54,49% (182/334)và tỷ lệ phôi nang đạt 45,51% (152/334). Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của Hoàng Kim Giao và cs (2004)[5] đã thông báo. Theo tác giả, tỷ lệ phôi dâu và phôi nang thu được bằng phương pháp siêu bài noãn tương ứng là 54,55% và 45,55%.

Như vậy có 291 phôi dâu, phôi nang đủ tiêu chuẩn đông lạnh. Kết quả

Bảng 4.13. Chất lượng phôi bò trước đông lạnh

Chất lượng phôi trước đông lạnh Phôi loại A Phôi loại B Loại phôi n % n % Phôi dâu 80 53,33 77 54,61 Phôi nang 70 46,67 64 45,39 Tổng số 150 100 141 100

Qua bảng 4.13 ta thấy: Tỷ lệ phôi dâu loại A được đông lạnh là 53,33% và tỷ lệ phôi nang loại A được đông lạnh là 46,67%; còn lại là 45,39% phôi nang loại B và 54,61% phôi dâu loại B. Như vậy tỷ lệ phôi dâu được đông lạnh cao hơn phôi nang và tỷ lệ phôi loại A và B được đông lạnh là tương đương. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thấy rằng chọn phôi dâu và phôi nang để đông lạnh là thích hợp nhất vì phôi dâu và phôi nang có màng trong suốt có sức kháng cơ học tốt trong quá trình biến đổi nhiệt độ và ít tổn hại, ít

ảnh hưởng tới chất lượng phôi.

Sự khác nhau về sự sống của trạng thái phát triển có liên quan đến sự

khác nhau về kích thước tế bào trong quá trình phát triển, đến sự biến đổi về

tính thẩm thấu của màng tế bào, đến sự thay đổi tính thẩm thấu này với nhiệt độ. Phôi nang 6-8 ngày tuổi có màng trong suốt có sức kháng cơ học với biến đổi nhiệt độ tốt hơn và hạn chế tổn hại hơn. Polge và cs (1974)[55] cho rằng ở bò phôi nang sớm nên chọn để đông lạnh và giải đông; phôi nang giãn nở có khả năng nhạy cảm hơn phôi dâu muộn và phôi nang sớm vì tầm vóc của phôi mầm phôi và xoang phôi phát triển hơn (Willadsen (1980)[68]). Tuy nhiên sức kháng cơ học khi xoang phôi lớn sẽ kém hơn với biến đổi nhiệt độ và tỷ lệ tế bào sống sau đông lạnh-giải đông cao nên khả năng hồi

phục tốt hơn. Vì vậy trên thực tế sản xuất người ta chọn phôi dâu và phôi nang sớm để đông lạnh.

Sau khi đông lạnh, phôi được bảo quản trong Nitơ lỏng (-196oC) với mức nitơ trong bình luôn đảm bảo bằng cách kiểm tra định kỳ và đổ thêm nitơ nếu lượng nitơ giảm. Các phôi lúc này đang sống trong trạng thái tiềm sinh lạnh.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)