Sóng nang và tính trội của nang: Trứng rụng từ
2.9 ĐÔNG LẠNH PHÔ
Đông lạnh phôi là quá trình chuyển phôi từ trạng thái sinh lý bình thường (trong cơ thể mẹ hoặc ngoài cơ thể mẹ ở nhiệt độ 37oC) sang trạng thái tiềm sinh đông lạnh để cất giữ, bảo quản ở nhiệt độ sâu -196oC. Phôi đông lạnh vẫn có thể sống, phát triển bình thường sau giải đông và đem cấy cho con cái nhận phôi động dục đồng pha hoặc sử dụng trong các kỹ thuật sinh sản khác. Nhờ có kỹ thuật đông lạnh và bảo quản mà phôi động vật có thể thương mại hoá trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế một cách dễ
dàng vì không phải vận chuyển gia súc sống, tránh được sự thay đổi đột ngột bất lợi đối với gia súc cũng như tránh được sự lây truyền dịch bệnh giữa các
vùng lãnh thổ. Ngoài ra, kỹ thuật đông lạnh và bảo quản phôi còn là nền tảng cho việc duy trì ngân hàng phôi đông lạnh của những động vật có nguy cơ bị
diệt vong.
Thành công đầu tiên của việc đông lạnh phôi động vật có vú được báo cáo ở chuột (Whittingham và cs (1972)[66]). Năm 1973, con bê đầu tiên ra đời bằng phôi đông lạnh-giải đông (Wilmut và Rowson [69]). Ở Việt Nam, nghiên cứu đông lạnh phôi bò đã được nghiên cứu từ năm 1984. Phương pháp đông lạnh nhanh (tốc độ hạ nhiệt 12oC/phút) sau khi khử nước bộ phận ở
nhiệt độ hiện trường trên phôi bò đã thành công với 63,40% (33/52) phôi phát triển trong ống nghiệm sau 48 giờ và 44,20% (23/52) phôi nang thoát màng và tỷ lệ có chửa sau khi cấy phôi đông lạnh - giải đông là 33,30% (7/21) (Bui Xuan Nguyen và cs (1984)[21]). Năm 2003, Lưu Công Khánh và cs [6] đã báo cáo thành công việc nghiên cứu ứng dụng đông lạnh phôi bò bằng glycerol. Năm 1990, bê Charolais đầu tiên được sinh ra từ phôi đông lạnh nhập khẩu. Đến nay đã có hàng trăm bê hướng sữa được sinh ra do cấy phôi đông lạnh trong nước cũng như phôi đông lạnh nhập khẩu.