KẾT QUẢ NUÔI HỢP TỬ TRONG ỐNG NGHIỆM

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 69 - 73)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4 KẾT QUẢ NUÔI HỢP TỬ TRONG ỐNG NGHIỆM

Sau khi được thụ tinh, trứng được chuyển sang môi trường nuôi cấy hợp tử. Trong quá trình nuôi, chúng tôi kiểm tra sự phát triển của hợp tửở 48 giờ, 4 ngày và 7 ngày sau thụ tinh. Kết quả nuôi cấy hợp tử được trình bày ở bảng 4.10. Trong tổng số 1522 tế bào trứng sau khi ủ với tinh trùng được nuôi, số

hợp tử phân chia thành 2-8 tế bào sau 48 giờ là 770 đạt tỷ lệ phân chia là 51,05% . Như vậy sau khi thụ tinh có 760 tế bào trứng xuất hiện thể cực thứ

hai, tuy nhiên có 770 hợp tử phân chia do vậy đã có một số trứng đã được thụ

tinh nhưng xuất hiện thể cực thứ 2 muộn hơn so với những trứng đã được thụ

tinh khác. Sau 4 ngày nuôi cấy, kiểm tra sự phát triển của hợp tử thì có 485 hợp tử phát triển đến giai đoạn 8-16 tế bào đạt tỷ lệ 31,88%. Sau 7 ngày nuôi cấy số lượng phôi dâu, phôi nang thu được là 334 đạt tỷ lệ 22,08%. Ở giai đoạn phôi dâu, phôi nang mức độ phân chia nhanh nhưng kích thước của phôi không tăng vì ở giai đoạn này các tế bào phôi được bao bọc bởi màng trong suốt rất bền vững.

Bảng 4.10. Kết quả nuôi hợp tử trong ống nghiệm

Chỉ tiêu Kết quả

Số tế bào đưa vào thụ tinh và nuôi trong ống nghiệm (n) 1522 Số hợp tử phân chia ở giai đoạn 2-8 tế bào (n) 770

Số phôi 8-16 tế bào (n) 485

Số hợp tử phát triển đến phôi dâu, phôi nang (n) 334

Tỷ lệ phân chia (% ± SE) 51,05 ± 0,44

Tỷ lệ phôi dâu, phôi nang (% ± SE) 22,08 ± 0,65

Kết quả nuôi cấy của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn ThịƯớc và cs (1999)[11]. Theo Nguyễn ThịƯớc, nuôi phôi 2 tế bào trong 6- 10 ngày tỷ lệ phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang ở bò vàng là 22,80% và ở bò Hà Ấn là 26,90%. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn kết quả

của Nguyễn Văn Lý và cs (2003)[7], tỷ lệ phát triển đến giai đoạn phôi dâu phôi nang đạt 30,78%.

Theo Nguyên Hữu Đức (2004)[4], nuôi hợp tử trong môi trường B2 + tế bào Vero tỷ lệ phân chia đạt 73,31%, sau 7 ngày nuôi cấy tỷ lệ phôi dâu đạt 48,23% và 23,51% phôi nang. Khurana và Niemann (2000)[42] cũng có một kết quả tương tự về tỷ lệ phân chia và tỷ lệ phát triển tới giai đoạn phôi dâu phôi nang tương ứng là 48,25% và 16,05%.

Sự phát triển của hợp tử phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng tế

bào trứng, mật độ nuôi, thời gian bảo quản buồng trứng, kích thước nang trứng, môi trường nuôi. Trong thí nghiệm này chúng tôi nuôi cấy hợp tử trong hai môi trường TCM-199 và CR1aa.

nh hưởng ca môi trường nuôi đến s phát trin ca hp t

trong ống nghiệm. Ảnh hưởng của môi trường nuôi đến sự phát triển của hợp tử được trình bầy ở bảng 4.11 và biểu đồ 4.3.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của môi trường nuôi tới sự phát triển của hợp tử

Số hợp tử đã phân chia

Số hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi

dâu, phôi nang Môi trường Số tế bào trứng đưa vào thụ tinh - nuôi cấy n (% ± SE) n (% ± SE) TCM-199 720 350 47,23 ± 0,42a 130 19,37 ± 0,72a CR1aa 802 420 52,77 ± 0,11b 204 26,05 ± 0,64b (Các chữ cái cùng cột khác nhau có ý nghĩa ở mức p<0,05)

Qua bảng 4.11 ta thấy: Tổng số 720 tế bào cho thụ tinh và nuôi trong môi trường TCM-199 có 350 tế bào phân chia đạt tỷ lệ 47,23% và có 130 tế

bào phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang đạt tỷ lệ 19,37%. Trong môi trường CR1aa, nuôi 802 tế bào trứng có 420 hợp tử đã phân chia đạt 52,77% và sau 7 ngày có 204 hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang đạt tỷ lệ 26,05%. Như vậy tế bào trứng nuôi trong môi trường CR1aa cho tỷ lệ

phân chia và phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang cao hơn trong môi trường TCM-199 (52,77%; 26,05% so với 47,23%; 19,37%).

Tỷ lệ hợp tử phân chia và phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang của chúng tôi thấp hơn của Nguyễn Hữu Đức (2004)[4], theo tác giả này tỷ lệ

phân chia và phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang khi nuôi trong môi trường TCM-199 lần lượt là 67,91%; 28,35% còn trong môi trường 199 + tế

bào Cumulus là 69,20%; 39,75% (phôi dâu) và 8,93% (phôi nang). Khurana và Niemann (2000)[42] đã sử dụng môi trường M-199 có bổ sung 20% huyết thanh bò động dục để làm môi trường nuôi. Tỷ lệ phân chia của các tác giả

26,70%. Kajihara và cs (1999)[40] đã nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của môi trường TCM-199 và môi trường CR1aa đến sự phát triển của phôi trong ống nghiệm, các tác giả này đã nhận thấy rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ

phân chia sau 48 giờ tuy nhiên tỷ lệ phôi dâu, phôi nang trong môi trường CR1aa cao hơn so với môi trường TCM-199.

47.23 52.77 52.77 19.37 26.05 0 10 20 30 40 50 60 TCM-199 CR1aa Môi trường T l ( % ) Số hợp tử phân chia Phôi dâu, phôi nang

Biểu đồ 4.3. Kết quả phát triển của hợp tử trong môi trường nuôi cấy

Từ các nghiên cứu trên của các tác giả, nhìn chung không có sự khác biệt về tỷ lệ phân chia khi nuôi trứng trong môi trường TCM-199 có bổ sung thêm huyết thanh và môi trường CR1aa, tuy nhiên sau 7 ngày nuôi cấy tỷ lệ

hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu, phôi nang trong môi trường CR1aa cao hơn trong môi trường TCM-199. Ngoài ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy, sự phát triển của hợp tử còn chịu sự chia phối của mật độ giọt nuôi, kích thước nang trứng, chất lượng trứng… Các yếu tố này đồng thời tác động lên tế bào trứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tử.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)