KẾT QUẢ NUÔI TẾ BÀO TRỨNG BÒ THÀNH THỤC TRONG ỐNG NGHIỆM

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 62 - 66)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2KẾT QUẢ NUÔI TẾ BÀO TRỨNG BÒ THÀNH THỤC TRONG ỐNG NGHIỆM

ỐNG NGHIỆM

Sau khi thu và đánh giá phân loại trứng, những tế bào đạt tiêu chuẩn chất lượng A, B,C mới được đem nuôi cấy trong ống nghiệm. Nuôi tế

bào trứng được tiến hành trong giọt 100µl môi trường M-199 có bổ sung 5% huyết thanh bê mới sinh và kháng sinh với mật độ 20 tế bào/100µl trong đĩa petri. Đĩa nuôi được phủ dầu khoáng vô trùng và duy trì ở nhiệt độ 38,5oC trong điều kiện 5% CO2, ẩm độ tối đa. Sau khi nuôi cấy 20-24 giờ, kiểm tra sự

thành thục của tế bào trứng dựa vào sự xuất hiện của thể cực thứ nhất và sự

giãn nở của khối tế bào Cumulus. Những tế bào trứng sau khi nuôi thành thục sẽ được tách tế bào Cumulus để kiểm tra sự thành thục. Các tế bào này sẽ

không đưa vào thụ tinh. Kết quả nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm được trình bầy qua bảng 4.6.

Tổng số 2002 tế bào trứng đưa vào nuôi, chúng tôi kiểm tra 480 tế bào trong đó có 306 tế bào thành thục xuất hiện thể cực thứ nhất, đạt tỷ lệ 64,46%. Kết quả nuôi thành thục tế bào trứngcủa chúng tôi thấp hơn Nguyễn Hữu Đức

và cs (2003)[3] đã thông báo, theo tác giả kết quả này là 76,83%. Nhưng kết quả này tương đương kết quả của Nguyễn Văn Lý và cs (2003)[7] đã thông báo, tỷ lệ tế bào trứng thành thục đạt 62,13%.

Bảng 4.6. Kết quả nuôi thành thục trứng bò trong ống nghiệm

Các chỉ tiêu Kết quả

Số tế bào trứng nuôi đem nuôi (n) 2002 Số tế bào trứng được kiểm tra (n) 480 Số tế bào trứng thành thục (n) 306 Tỷ lệ tế bào trứng thành thục (% ± SE ) 64,46 ± 87

Tỷ lệ tế bào trứng thành thục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng tế bào trứng trước khi nuôi cấy, kỹ năng thao tác tiến hành nuôi cấy, nhiệt độ, quá trình tiến hành thí nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lý và cs (2003)[7], tế bào trứng thu được từ buồng trứng bảo quản trong 3 giờ cho tỷ lệ thành thục cao nhất. Tuy nhiên trong điều kiện các lò mổ chúng tôi thu buồng trứng, bò thường được giết vào 2-4 giờ sáng nên thời gian chuyển buồng trứng tới phòng thí nghiệm của chúng tôi thường là 5-8 giờ. Tỷ lệ thành thục của tế bào trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch bảo quản. Trong thực tế chúng tôi có sử dụng bình ổn nhiệt (nhiệt độ 25 oC) nên đã góp phần nâng cao khả năng sống của tế bào trứng. Theo nhiều tác giả, tỷ lệ trứng thành thục còn phụ thuộc vào đường kính của nang trứng; tỷ lệ trứng thành thục cao khi trứng được thu từ những nang trứng có đường kính 2-8mm. Một số tác giả đã báo cáo, thu tế bào trứng từ những nang trứng có đường kính 1-2mm có tỷ lệ thành thục giảm rõ rệt. Theo nghiên cứu của Fuhrer và cs (1989)[30], nếu nuôi cấy tế bào trứng thu từ

có đường kính ≤ 0,9mm thì tỷ lệ thành thục chỉ đạt 1,40%. Theo Nguyễn Văn Lý (2006)[8] tỷ lệ thành thục của tế bào trứng có đường kính 2-5mm và lớn hơn 5-8mm cao hơn từ những nang trứng nhỏ hơn 2mm (84,81%; 82,24% và 56,66%).

nh hưởng ca cht lượng tế bào trng bò ti kết qu thành thc

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thành thục của tế bào trứng nuôi trong ống nghiệm. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng tế bào trứng đến kết quả thành thục. Chất lượng tế bào trứng trước khi nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ trứng thành thục trong

ống nghiệm.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chất lượng tế bào trứng bò tới tỷ lệ trứng thành thục Chất lượng tế bào trứng Tế bào trứng được nuôi (n) Tế bào trứng thành thục (n) Tỷ lệ thành thục (% ± SE) Loại A 244 173 71,03 ± 1,23a Loại B 143 99 71 ± 0,72a Loại C 93 34 37,26 ± 0,24b (Các chữ cái cùng cột khác nhau có ý nghĩa ở mức p<0,05)

Qua bảng 4.7 cho thấy: có 244 tế bào trứng loại A đem nuôi, tỷ lệ tế

bào thành thục đạt 71,03%; 143 tế bào trứng loại B được nuôi thì có 99 tế bào thành thục đạt tỷ lệ 71% . Không có sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ thành thục tế

bào trứng loại A và loại B (71,03% và 71%). Nhưng tế bào trứng loại C có tỷ

lệ thành thục thấp hơn nhiều so với tế bào trứng loại A và B. Như vậy nếu trong điều kiện thích hợp, lựa chọn tế bào loại A và B để nuôi thì kết quả

tương đối tốt; tuy nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm mới chưa làm chủ

các nghiên cứu cơ bản cũng như trong điều kiện sản xuất phôi công nghiệp thì vẫn có thể tận dụng tế bào trứng loại C.

Tỷ lệ nuôi thành thục trứng bò loại A của chúng tôi tương đương của Nguyễn Hữu Đức (2004)[4] (72,55% so với 71,03%). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả này, tỷ lệ thành thục của trứng loại A cao hơn hẳn trứng loại B, còn trứng loại C thì hầu như khả năng thành thục là rất thấp.

Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng đã khẳng định kết quả nuôi trứng thành thục phụ thuộc vào chất lượng tế bào trứng đem nuôi (Holm và cs (1999)[39], Gomez và cs (2000)[34]). Trong một nghiên cứu của Shioya và cs (1988)[60], khi nghiên cứu nuôi thành thục và thụ tinh

ống nghiệm ở bò Holstein, các tác giả thu trứng từ buồng trứng và phân loại thành A, B, C. Theo sự phân loại này, trứng loại A là những trứng có nhiều tế

bào Cumulus dày đặc bao quanh, trứng loại B là trứng có những lớp tế bào Cumulus bao quanh nhưng không dày đặc, trứng C là trứng trần. Kết quả nuôi thành thục với loại A là 97,40% ; loại B đạt 89,80% và loại C chỉ đạt 52,90%.

Kết quả nghiên cứu của Newton và cs (1988)[51] về khả năng thành thục trong ống nghiệm của 310 trứng bò thu từ buồng trứng cho thấy tỷ lệ

trứng phát triển đến giai đoạn thành thục dao động từ 84% - 95%.

Khối tế bào trứng - Cumulus có ý nghĩa quan trọng trong việc thành thục của trứng. Sở dĩ như vậy là do Cumulus cung cấp dưỡng chất cho tế bào trứng trong lúc phát triển, tham gia vào việc hình thành màng trong suốt và tổng hợp chất gian bào. Độ dầy của Cumulus liên quan chặt chẽ tới kích thước của nang trứng, sự đồng đều của Cumulus cũng thay đổi theo trạng thái nang trứng. Do vậy một phương pháp đơn giản để phân biệt khả năng phát triển của tế bào trứng là quan sát hình thái của tế bào Cumulus.

Sự tương tác trao đổi chất giữa tế bào trứng và tế bào Cumulus đóng một vai trò dinh dưỡng quan trọng trong lúc trứng thành thục. Người ta biết rõ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tế bào Cumulus liên kết với nhau bằng những chỗ tiếp xúc và những chỗ

trống tiếp xúc này cho phép các chất có phân tử lượng nhỏ đi từ tế bào này sang tế bào khác. Các tế bào Cumulus liên kết với các tế bào hạt mà các tế bào hạt này lại đi kèm với các tế bào nang trứng và sau đó đi vào tế bào trứng.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng kết quả thành thục của trứng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như môi trường nuôi, nhiệt độ và môi trường bảo quản buồng trứng, chất lượng buồng trứng cũng như tay nghề của kỹ thuật viên.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, phương pháp khai thác đến kết quả thu tế bào trứng và môi trường nuôi cấy, đông lạnh đến kết quả thụ tinh ống nghiệm trứng bò (Trang 62 - 66)