Sóng nang và tính trội của nang: Trứng rụng từ
2.10 ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí bình quân trong năm ở miền Bắc khoảng 23,5oC, lượng mưa trung bình khoảng 1500mm, lượng mưa này thường tập trung vào mùa nóng. Yếu tố này quyết định đến sự phát triển các loại cỏ trong năm. Cỏ thường sinh trưởng mạnh từ
đầu mùa mưa (tháng 4, 5) do vậy trong một năm có 6-7 tháng bò có nhiều cỏ
ăn và 5-6 tháng là thiếu cỏ trầm trọng. Đồng thời nhân dân ta chủ yếu chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ, tận dụng, rất ít cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, dự trữ và chế biến chủ động thức ăn cho bò. Vì vậy hàng năm vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau bò, bê đang lớn hầu như ngừng pháp triển, gầy sút, ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh sản, sức sản xuất. Đồng thời cùng với việc sử dụng đất không hợp lý làm cho đất ngày một xấu đi, trong đất thiếu canxi, photpho do vậy đồng cỏ chủ
yếu gồm các loài hoà thảo, rất ít loài họ đậu. Những yếu tố khí hậu quyết định đến thảm cỏ, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và sinh sản của gia súc nhanh hay chậm, nhất là biên độ thay đổi nhiệt giữa các tháng cao hơn, ít có vùng đất tốt hơn nên phần lớn đàn bò của miền Bắc có tầm vóc nhỏ hơn các miền khác trong cả nước.
Sau vụ khô hanh đến vụ cỏ, thể trạng của bò dần dần được hồi phục, nhưng phải vào nửa cuối vụ cỏ nghĩa là trong vòng 3 tháng, thể trạng bò được bình phục rồi lại tiếp tục giảm sút vào mùa cỏ sau. Nếu hiện tượng thiếu ăn theo chu kỳ này diễn biến qua nhiều năm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức sinh trưởng, sinh sản của gia súc.
Bò sinh sản quanh năm nhưng về mùa nóng khả năng điều tiết thải nhiệt kém, khả năng thải nhiệt lượng thừa khó khăn. Đồng thời chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản chưa tốt, khi chửa đẻ thường bị thiếu thức ăn, kết hợp với việc nuôi con càng làm sức khoẻ sa sút vì vậy khả năng hồi phục sau đẻ chậm, thời gian động dục trở lại kéo dài thậm chí đến hàng năm sau mới động dục trở lại.
Trong một số nghiên cứu về gây rụng trứng nhiều cũng cho thấy ảnh hưởng của mùa vụ tới kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Shea và cs (1981)[62] cho biết ở Canada, vào các tháng 1, 2 và 3 buồng trứng bò gây siêu bài noãn có số thể vàng bình quân ít hơn các tháng ở mùa thu là 20%, tỷ
lệ phôi lấy ra cũng giảm từ 90% xuống còn 50%, tỷ lệ phôi có khả năng cấy truyền giảm từ 60% xuống còn 30%. Hasler và cs (1983)[36] thông báo phản
ứng rụng trứng của bò Holstein nuôi trong điều kiện ôn đới là 11 thể vàng nếu được siêu bài noãn vào vụ đông xuân , 9, 5 thể vàng nếu được tiến hành vào vụ hè thu. Theo Sergeev (1987)[61], Shea và cs (1981)[62], phản ứng siêu bài noãn, tỷ lệ phôi thu được và chất lượng phôi đạt tối đa vào mùa đông và mùa xuân hơn là ở mùa hè và mùa thu. Trong điều kiện Việt Nam khi gây rụng trứng nhiều trên bò, Nguyễn Thị Ước (1996)[10] cho biết mức chênh lệch phản ứng rụng trứng nhiều giữa mùa hè - thu và đông - xuân là 15% đối với bò Holstein và 28% đối với bò Hà Ấn, đông xuân có kết quả