I. Thực trạng áp dụng 5S tại XN.
1.3.2. Cách quản lý các máy móc, thiết bị
Nhằm giữ cho MMTB luôn trong tình trạng sạch sẽ và vận hành tốt, công tác bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời là không thể lơ là. Nó còn có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa những hư hỏng có thể xảy ra do yếu tố khách quan cũng như chủ quan trong quá trình sử dụng, từ đó tiến hành thay thế các chi tiết bị mòn, hỏng…đảm bảo độ tin cậy làm việc và tăng tuổi thọ của MMTB.
- Công tác bão dưỡng thường xuyên (hàng ngày) sẽ do công nhân đứng máy đảm nhận. Hàng ngày, sau mỗi ca làm việc, người công nhân sẽ phải tra dầu mỡ, làm sạch các thiết bị, vệ sinh bên ngoài và vị trí lắp đặt MMTB.
- Công tác bảo dưỡng định kỳ (chỉ áp dụng đối với những MMTB vẫn còn hoạt động bình thường) phải được thực hiện ít nhất 1 lần/năm do kỹ sư sửa chữa đảm nhận. Đối với loại bảo dưỡng này cần phải được lập kế hoạch cụ thể, MMTB được bảo dưỡng phải được cách ly để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Có 2 loại sửa chữa là sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ.
Lưu đồ 2.1: Trình tự các bước sửa chữa nhỏ theo lưu đồ sau: Trách nhiệm Hoạt động Người sử dụng MMTB Tổ sửa chữa Nhẹ Nặng Xí Nghiệp 3 Xí Nghiệp 3 Giám đốc Xí Nghiệp 3 + Tổ sửa chữa - + Xí Nghiệp 3 - + Tổ sửa chữa xưởng
Xác định phương án sửa chữa
Phê duyệt
Hồ sơ Yêu cầu sửa
chữa Xem xét Xác định lý do Nghiệm thu Xác định phương án sửa chữa Sửa chữa
Lưu đồ 2.2: Sửa chữa vừa và lớn MMTB Trách nhiệm Hoạt động Phòng KT-CN, XN3 Phòng KT-CN, XN3 Tổng giám đốc Công ty Tổ sửa chữa XN3 Tổ sửa chữa XN3 Tổ sửa chữa XN3 Tổ sửa chữa XN3 Phòng KT-CN,XN3 Tổ sửa chữa XN3 Tổ sửa chữa XN3 Tổ sửa chữa XN3 - Phòng KT-CN,XN3, Tổ sửa chữa + Phòng KT-CN,XN3
Chạy rà và thử máy, chạy thử máy
Nghiệm thu Ghi lý lịch thiết bị Kế hoạch sửa chữa
Phê duyệt
Chuyển hoặc ngăn cách máy
Thử bộ phận, sơn xì bộ phận Kiểm tra phân loại, kê khuyết tật chi tiết
Vệ sinh bộ phận và chi tiết máy
Sửa chữa
Lắp bộ phận Tháo máy, tháo bộ phận
Chi tiết cần phục hồi, sửa chữa Chi tiết bị loại bỏ Chi tiết dùng được
Chế tạo hoặc mua chi tiết mới
Kiểm tra chất lượng
Xác định nhu cầu sửa chữa
Ngoài ra, các công nhân cũng không ngừng tìm tòi, cố gắng tìm các giải pháp sử dụng máy móc tốt hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Như phương pháp cải tiến hệ thống làm mát nước máy cán XK – 450 từ than hoạt tính sang hệ thống máy nước tuần hoàn. Bởi vì hiện trạng là máy thường xuyên bị chảy nước không những làm mòn cặp bánh răng của trục lô cán mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và an toàn lao động. Việc cải tiến sẽ thay bạc chắn nước sang hệ thống máng nước tuần hoàn, vừa giúp không phải thay bạc chắn 2 lần/năm vừa giảm thiểu được tình trạng nước chảy lêng láng trên sàn nhà.
Mặc dù vậy thì trên thực tế, các máy móc đôi khi vẫn hỏng bất chợt trong giờ làm việc, điều này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất lao động, công nhân sẽ phải nghỉ giải lao tạm thời để chờ thợ sửa máy đến sửa, thợ sửa đến đâu thì công nhân làm đến đấy, tình trạng thụ động này rất cần phải được chấm dứt, vì nó còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người lao động. Ngoài ra, công tác lau chùi vệ sinh cho dây chuyền này dường như cũng ít được chú trọng, bụi vẫn bám đầy trên đó, kể cả các vết dầu máy còn lại sau mỗi lần bảo dưỡng, sửa chữa cũng không được lau kỹ. Như vậy sẽ rất có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của toàn bộ dây chuyền này nữa.