II. Tình hình quản lý chất lượng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 5S VÀ NHẬN THỨC VỀ VIỆC ÁP DỤNG 5S TẠI XN.
THỨC VỀ VIỆC ÁP DỤNG 5S TẠI XN.
Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là 5S:
Nội dung của từng S được thể hiện rõ trong phần trình bày sau:
Sàng lọc: là xác định các khoản vật xung quanh nơi làm việc, được chia làm 2 loại:
+Loại cần thiết: trong loại này lại phân ra làm 2 loại nữa là: Loại cần thiết đặt tại nơi làm việc.
Loại cần thiết không cần đặt tại nơi làm việc.
+Loại không cần thiết: loại này trong doanh nghiệp nên được đánh dấu bằng thẻ đỏ. Loại này cũng được chia làm 2 loại:
Loại không cần thiết có thể bỏ đi. Tổ chức có thể thực hiện thanh lý đối với những khoản vật. Cần lưu ý về thời gian, trách nhiệm và phương pháp quản lý.
Loại không cần thiết nhưng chưa thể bỏ đi ngay được mà cần lưu trữ trong một khoảng thời gian. Tổ chức cần tìm những địa điểm hợp lý để đặt những vật dụng này.
Sắp xếp: là việc bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, theo trật tự phù hợp để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Thường căn cứ vào tần suất sử dụng để sắp xếp. Vật dụng nào có tần suất sử dụng càng cao thì càng được
đặt gần nơi làm việc.
Và một điểm cần lưu ý nữa là đối với những khoản vật mà có tần suất
sử dụng từ 6 tháng trở lên thì cần phải so sánh giữa 2 loại chi phí: chi phí
để giữ khoản vật và chi phí để tạo ra khoản vật mới. Nếu chi phí thứ nhất lớn hơn thì nên cho thanh lý sau khi sử dụng, và đến khi cần thì tái tạo lại.
Các khoản vật sau khi được sắp xếp xong cần phải: dễ nhận biết, dễ
lấy ra và dễ cất vào. Ta có thể sử dụng các ký hiệu để hỗ trợ cho quá trình
Sạch sẽ: Là loại bỏ rác bẩn, vật lạ ra khỏi nơi làm việc. Theo 5S thì sạch sẽ có nghĩa là kiểm tra.
Để làm được bước này, ta có thể sử dụng các phương tiện, công cụ để làm vệ sinh cho các khoản vật, giữ cho các khoản vật luôn được ở trong tình trạng sạch sẽ, không dính bụi, bẩn.
Săn sóc: là thường xuyên duy trì những việc đã làm ở trên. Tổ chức định kỳ thực hiện sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ. Yêu cầu sau khi thực hiện bước này là duy trì được một điều kiện tốt cho các khoản vật. Nó được coi như là một cơ hội để tiêu chuẩn hóa các công việc. Thông thường, mỗi tổ chức sẽ đưa ra các quyết định, tiêu chuẩn để thực hiện và thiết lập một hệ thống thanh tra nhằm giám sát việc thực hiện các qquyết định và tiêu chuẩn đó.
Sẵn sàng: Là giáo dục cho tất cả mọi người trong tổ chức tạo được thói quen tự giác tuân thủ các quyết định tại nơi làm việc. Đây là nội dung cuối cùng nhưng cũng là nội dung khó thực hiện và khó đạt được nhất trong 5S. Phong trào này sẽ không thể thành công được nếu tất cả mọi
người không làm công việc hàng ngày của mình với một lòng yêu nghề sâu sắc. Từ đó, sẵn sàng cần phải được thực hiện theo 2 hướng sau:
Yêu cầu phải đáp ứng, do tổ chức đưa ra và mỗi thành viên cần phải tuân thủ.
Tình yêu muốn thực hiện: nghĩa là tất cả các thành viên đều phải yêu mến phong trào 5S.