I. Thực trạng áp dụng 5S tại XN.
1.2.2. Cách sắp xếp các vật dụng, thiết bị, môi trường làm việc
1.2.2.1. Tại xưởng sản xuất Các vật dụng
Hầu hết tất cả các vật dụng được sử dụng trong quá trình sản xuất đều được đặt tại xưởng. Các xe đẩy vận chuyển bán thành phẩm được đặt gọn gàng trong một góc của xưởng, chỉ trong ca làm việc chúng mới được mang ra. Nhưng đôi khi trong quá trình sản xuất, người công nhân thường tiện tay để xe đẩy tại chỗ bốc dỡ, ngay giữa lối đi, điều này thường làm vướng lối đi của những người còn lại, đôi khi còn gây ra cả sự bực tức, ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc.
Cách sắp xếp các vật dụng riêng của từng công nhân cũng đáng phải nói đến. Họ thường tự quản lý các vật dụng theo cách riêng của họ, thường là mỗi người sẽ có một hộp giấy riêng để đựng các vật dụng đó. Cũng cần phải nói lại là
Xưởng giầy da Phòng kỹ thuật-công nghệ Phòng tài chính Phòng kế hoạch Kho Nguyên vật liệu
Xưởng giầy vải
Tầng 2: phòng kỹ thuậ + tài chính
dây chuyền sản xuất tại đây được đầu tư khá đồng bộ cho nên công việc của người công nhân cũng sẽ đơn giản hơn, các vật dụng chỉ bao gồm: kéo, bấm, dùi, thước để sửa một số lỗi của sản phẩm.
Các máy dự phòng
Một số các loại máy may chỉ dành riêng để sản xuất các sản phẩm đặc biệt như giày da dành riêng cho sĩ quan cấp Tá. Đối với loại giầy này phải sử dụng máy trụ 2 kim. Vì vậy, bên cạnh chiếc máy may một kim ta luôn thấy có một
chiếc máy hai kim, đây cũng là một cách bố trí khá hợp lý vì cường độ thay thế giữa 2 loại máy này cũng khá cao nếu cất chúng vào xưởng thì việc vân chuyển, sắp xếp mỗi khi thay thế sẽ tốn nhiều thời gian và bất tiện hơn so với việc để chúng ngay gần nơi làm việc như vậy.
Ngoài dây chuyền sản xuất chính đặt ở giữa xưởng thì còn một dây chuyền dự bị được đặt ở bên trái theo hướng từ cửa chính đi vào, dây chuyền này được dùng để thay thế khi dây chuyền chính bị hỏng, nhưng trên thực tế thì nó ít được sử dụng do dây chuyền chính mới được nhập từ Italia từ năm 2002, do đó làm tốn mất khá nhiều diện tích trong xưởng.
Yêu cầu ghi nhãn, bảo quản, đóng gói.
Việc xây dựng được các tiêu chuẩn này cũng có thể coi là một thành công của phòng kỹ thuật- công nghệ, vì nó giúp cho việc đóng gói, sắp xếp, phân chia trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó mà việc tìm kiếm cũng đỡ mất thời gian hơn.
Ghi nhãn
- Phần bụng đế giày được đúc nổi: Tên đơn vị sản xuất, cỡ số và năm sản xuất.
- Mỗi chiếc giầy có gắn nhãn, được may liền với lót suốt giày (ở phần mặt gót).
- Trong mỗi thùng đều có phiếu đóng gói theo 29TC46-95 của Tổng cục hậu cần.
Bao gói
- Mỗi đôi giầy được đóng gói trong 01 hộp carton sóng 3 lớp. Giầy đặt tự nhiên, để ngược đầu đuôi và bọc trong giấy chống ẩm. Trong mỗi hộp đều có hướng dẫn sử dụng và 02 gói Silicagen chống ẩm.
- Số lượng: 20 đôi/1 thùng gỗ nan thưa. Hai mặt ngoài thùng ghi: Đơn vị sản xuất, tên sản phẩm, số lượng, ký hiệu lô hàng, năm sản xuất.
- Tiêu chuẩn hòm gỗ theo 29TC46-95 của Tổng cục hậu cần. - Qui định lô hàng: 1000 đôi/lô.
Bảo quản:
- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mưa nắng, nhiệt độ cao. Tránh để chung với các loại hóa chất, xăng dầu và lửa.
- Hàng phải được xếp cách mặt đất tối thiểu là 0,5 m và cách tường không ít hơn 0,5m và không được chồng lên nhau quá cao.
- Hàng phải dược bảo quản theo qui định của hàng quân nhu. Kho thành phẩm và bán thành phẩm
Riêng kho thành phẩm cũng được đặt ngay tại xưởng. Nói như vậy nghe có như nơi làm việc rất bừa bãi và chật hẹp nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Toàn bộ thành phẩm sau khi được kiểm tra là đã đạt tiêu chuẩn đều được xếp gọn gàng vào các thùng gỗ đặt ngay gần cửa ra vào phía bên trái.
Đầu tiên là bán thành phẩm mũ giầy, sau khi những chiếc mũ giầy được hoàn thành trong công đoạn đầu tiên. Ở cuối của dây chuyền sản xuất mũ giầy, chúng sẽ được bộ phận KCS kiểm tra. Vì thường thì tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm là không cao, cho nên khi
kiểm tra xong, nếu có bán thành phẩm nào chưa đạt ở chỗ nào, thì cán bộ KCS sẽ trực
tiếp mang bán thành phẩm lại vị trí của người công nhân thực hiện thao tác đó và sửa lại đến khi đạt thì thôi. Cách này chỉ áp dụng tốt trong trường hợp rất ít sản phẩm lỗi, còn nếu có lúc nào đó tỷ lệ sai hỏng này cao, việc mang đi mang lại để sửa đó sẽ rất tốn thời gian, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đây cũng chính là chỗ nên áp dụng 5S nhằn đạt hiệu quả cao hơn.
Một điều đáng khen nữa là sau khi các mũ giầy đã được KCS kiểm tra là đạt tiêu chuẩn tại dây chuyền may thì sẽ được chuyển sang dây chuyền gò. Nếu như bên gò làm không kịp, thì các công nhân sẽ có nhiệm vụ sắp xếp gọn gàng các mũ giầy này thành bó 20 chiếc rồi treo gọn gàng lên các xe treo mũi giầy để chuyển sang công đoạn thứ 2 là sản xuất ra chiếc giầy hoàn chỉnh. Những chiếc xe treo này có vai trò rất tốt trong việc làm cho xưởng trở nên gọn gàng hơn, làm cho ta có cảm giác rất thoải mái khi bước vào xưởng.
Sau đó, khi đã được hoàn tất thành thành phẩm, trước khi được đóng gói, các sản phẩm cũng được treo hết sức gọn gàng:
Về kho thì cách sắp xếp cũng khá gọn gàng, ngăn nắp nhưng lại vi phạm một qui tắc đó là, các hộp carton không được xếp cao quá đầu người, vì như vậy có thể gây nguy hiểm khi tiến hành bốc xếp thành phẩm.
Cách cải tiến một số chi tiết của máy móc, thiết bị.
Tại tổ sửa chữa, thực tế xay ra là gioăng cụm kính thủy đang sử dụng bằng bìa amiăng thường bị biến cứng và lão hóa (1 tháng đã có hiện tượng rò gỉ nước), gây nứt vỡ kính thủy khi vận hành, vừa mất an toàn mà quá
trình thay thế khắc phục phải làm nguội lò tối thiểu từ 4-5h gây ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sản xuất. Công nhân Hoàng Xuân Thành đề xuất nên dùng gioăng cao su chịu nhiệt thay cho gioăng amiăng lắp vào cụm kính thủy của nồi hơi đốt than LT0,5/8D3. Kết quả thu được là đã khắc phục được hiện tượng vỡ kính thủy khi vận hành, vừa không mất thời gian của người lao động trong thời gian chờ sửa chữa, vừa an toàn cho người lao động.