Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô” (Trang 71 - 73)

- Số ngày công lao động: chỉ tiêu này dùng để xét mỗi người lao

4. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo là một công cụ tạo động lực không thể thiếu trong chiến lược phá triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của người lao động nói riêng. Việc đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động, mà nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của mỗi công ty. Việc các doanh nghiệp không ngừng tiến hành đào tạo đã nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân viên để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty trong bất kỳ thời điểm nào.

Do Công ty còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thành lập, nên nhìn chung công tác đào tạo của Công ty Rượu Thủ Đô vẫn chưa được quan tâm lắm. Với đội ngũ nhân viên khá trẻ, họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc mà công ty không chú trọng lắm đến công tác đào tạo nên đã làm giảm đi thế mạnh tiềm ẩn của mỗi thành viên trong công ty. Việc đào tạo chủ yếu nặng về hình thức, việc đào tạo ở công ty chỉ nhằm mục đích lấy bằng cấp để nâng lương và lên chức. Công ty chưa có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hằng năm để đáp ứng những nhu cầu mới của công ty. Chỉ khi có nhu cầu,công ty mới tiến hành lập kế hoạch đào tạo, do vậy nhiều khi trình độ của nhân viên không đáp ứng kịp theo sự phát triển hoặc nhu cầu sản xuất làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty chưa thấy việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là việc đầu tư lâu dài. Đây đều là những quan niệm sai lầm bởi nền kinh tế ngày càng hiện đại hơn, việc đào tạo trước đây có thể đã trở nên lạc hậu không còn phù hợp với thị trường hiện nay nữa.

Vì vậy, đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu của công ty. Muốn làm được điều này thì công ty cần phải có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này.

Công ty nên chủ động tiến hành lâp kế hoạch công tác đào tạo hàng năm để có thể chủ động về chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. Các bước để thực hiện công tác đào tạo là:

Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo bao gồm: mục đích đào tạo, số công nhân viên phải đào tạo là bao nhiêu, chi phí đào tạo, chương trình đào tạo…Đây là bước rất quan trọng, làm tốt bước này thì công ty sẽ giảm lãng phí trong công ty.

Bước 2: Chọn ra phương pháp, hình thức đào tạo tại công.. Một số phương pháp mà công ty có thể áp dụng là: đào tạo tại chỗ, mở ra các khóa học và hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, hợp tác với các trường đại học, cao đẳng thuộc nghành kinh tế để nâng cao chất lượng lao động cho công ty.

Bước 3: Đánh giá công tác đào tạo

Sau khi người lao động được đào tạo về thì công ty nên có bài kiểm tra chất lượng để từ đó xem xét nếu ai đạt thành tích học tập tốt sẽ được tuyên dương trước toàn thể công ty và sẽ nhận được một khoản tiền và hiện vật để tôn vinh sự cố gắng của họ cho công ty. Hoặc cao hơn nữa là tạo cơ hội cho họ thăng tiến bằng cách tăng lương, giao cho họ những công việc có liên quan đến khóa đào tạo mà họ đã học. Quan tâm đến những người lao động sau đào tạo sẽ giúp công ty hạn chế được tình trạng bỏ việc của nhân viên để sang nơi khác làm việc

Ngoài ra chính sách đào tạo cũng cần phải tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên. Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch các nguồn lãnh đạo tương lai để có chiến lược đào tạo hợp lý để bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo của công ty. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới, cũng như phương thức làm việc hiện đại cho nhân viên. Phải có định hướng đến sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức chuẩn bị cho sự thay đổi đó.

Hoạt động đào tạo nên được tiến hành liên tục và thường xuyên. Nhưng cũng phải được vạch ra kế hoạch đào tạo tránh tình trạng đào tạo quá nhiều so với nhu cầu, gây lãng phí tiền của và thời gian cho công ty cũng như đối với người lao động.

Để công tác này phát huy hết khả năng của nó, thực sự là công cụ để tạo động lực cho nhân viên trong công ty thì công ty nên lập ra các quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Người lao động cần thấy được sự hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực của công ty càng rõ ràng, chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm được điều này, công ty cần phải có những giải pháp là:

• Cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp một cách đầy đủ nhất

• Tiêu chuẩn hóa các chức danh và phương pháp bổ nhiệm, điều động.

• Tạo môi trường không ngừng học tập

• Cơ chế để phát hiện và đào tạo nhân tài.

Khi các cơ hội để thăng tiến và vị thế được nâng cao thì người lao động sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Họ sẽ không làm việc cho công ty nào nếu ở đó họ không nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô” (Trang 71 - 73)