ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn; trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam.

Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 170 14’39”đến 170 43' 48” Kinh độ Đông: 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’

 Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp: biển Đông;

- Phía Tây giáp: nước CHND Lào.

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu

a. Địa hình: Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:

Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam.

- Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.

- Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước.

- Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa

sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven

biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

a. Dân số: Trung bình năm 2007 là 176.540 người, trong đó 90,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị, mà chủ yếu là thị trấn Hoàn Lão và thị trấn Nông trường Việt Trung. Mật độ dân số chỉ có 83người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình.

Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, số người trong độ tuổi lao

động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

a. Tài nguyên biển và bờ biển

Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km.

Vùng biển Bố Trạch không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển.

b. Tài nguyên đất

Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, Huyện có diện tích đất đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện.

Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007 được tổng hợp và trình bày tại bảng sau đây:

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007

Đơn vị tính: ha Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tổng diện tích tự nhiên 212.309,84 212.309,84 212.417,64 1 Đất nông nghiệp 176.078,26 192.641,00 197.672,23

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 19.840,12 19.770,76 20.669,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.036,01 14.012,11 13.651,71 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.804,11 5.758,65 7.018,19 1.2 Đất lâm nghiệp 156.016,52 171.947,50 176.084,89 1.2.1 Đất rừng sản xuất 50.128,63 45.004,08 52.877,93 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 63.152,40 35.150,82 31.463,06 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 42.735,49 91.792,60 91.743,90

Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007

1.4 Đất làm muối 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác 5,00 5,00

2 Đất phi nông nghiệp 8.983,95 10.123,84 10.389,27

2.1 Đất ở 812,06 896,44 985,27

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 740,81 811,77 898,16

2.1.2 Đất ở tại đô thị 71,25 84,67 87,11

2.2 Đất chuyên dùng 8.171,89 4.789,43 6.146,87

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,74 16,51

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 719,70 719,49

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 3.702,53 2.521,13

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00

3 Đất chưa sử dụng 27.247,63 9.545,00 4.356,14

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.120,18 2.936,22 2.632,78 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9.432,51 3.423,51 944,18 3.3 Núi đá không có rừng cây 14.694,94 3.185,27 779,18

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

c. Tài nguyên khoáng sản

Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vôi từ Xuân Sơn đến Troóc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3, nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh.

d. Tài nguyên rừng

Hiện nay huyện có 176.084,89ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng

91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500ha.

Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

e. Tài nguyên du lịch

Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như:

- Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng: là một

khu du lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều dài khoảng 106.000m và còn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kỳ thú này kết hợp với hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.

- Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa

phận xã Hải Trạch đã được công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là một điểm du lịch hấp dẫn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà

Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô ...vv là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2. THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 ĐOẠN 2005 – 2008

2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn

Giai đoạn 2005 – 2008, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Bố Trạch có nhiều tiến bộ vượt bậc, số thu qua các năm luôn đạt ở mức cao. Chi cục Thuế huyện cùng các phòng, ban chuyên môn đã chủ động tham mưu với UBND huyện, ban hành các Chỉ thị về chống thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó ngành Thuế đã phối hợp với các ngành để chống thất thu, chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo công tác thuế, nhất là tăng cường quản lý thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. Do đó đã tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, trên cơ sở dự toán được giao, Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng Tài chính để tham mưu cho UBND huyện tiến hành phân bổ và chỉ đạo các đơn vị xây dựng chỉ tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách, với số thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng đất) tăng tối thiểu 5% so với dự toán được giao, đặc biệt chú trọng chỉ đạo thu các nguồn trong cân đối NSNN.

Nhờ vậy kết quả thu trong cân đối ngân sách giai đoạn 2005 - 2008 đạt được rất khả quan và đã góp phần tích cực trong việc củng cố nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện. Để từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách và về đích sớm trước thời hạn quy định

Bảng 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách và thu NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005-2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 I. Thu trong cân đối

1. Dự toán tr.đ 33.700 39.373 46.225 56.730 44.007

2. Thực hiện tr.đ 36.348 46.563 57.194 71.866 52.993 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 107,86 118,26 123,73 126,68 120,42

II. Thu ngân sách trên địa bàn

1. Dự toán tr.đ 41.200 49.600 57.500 66.600 53.725

2. Thực hiện tr.đ 46.475 59.142 71.224 80.892 64.433 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 112,80 119,24 123,87 121,46 119,93

So sánh

1. DT thu trong cân đối/DT thu NS trên địa bàn

%

81,80 79,38 80,39 85,18 81,91 2. Thực hiện thu trong cân đối/

thực hiện thu NS trên địa bàn

%

78,21 78,73 80,30 88,84 82,24

Nguồn: Chi cục thuế huỵên Bố Trạch

Thu trong cân đối ngân sách là nguồn thu chủ yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch, bình quân chiếm trên 82% các khoản thu ngân sách trên địa bàn và năm thực hiện cao nhất đạt gần 89%. Số thu trong cân đối ngân sách hàng năm đều vượt cao so dự toán đề ra và tỷ lệ thực hiện so với dự toán có xu hướng tăng dần qua từng năm, bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 thực hiện vượt dự toán trên 20%.

Cụ thể kết quả thực hiện dự toán theo từng sắc thuế như sau:

2.2.1.1. Thuế CTN – NQD

Bao gồm 6 khoản thu, đó là:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với các DN ngoài quốc doanh và HTX trên địa bàn huyện do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%, đối với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%;

- Thuế Tài nguyên: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX, tỷ lệ huyện hưởng 70%, xã, thị trấn hưởng 30%; Thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%;

- Thuế giá trị gia tăng: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX hoạt đồng theo Luật DN, Luật HTX do chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Đối với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thu từ các DN ngoài quốc doanh và HTX trên địa bàn do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Đối với hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã hưởng 50% và tỷ lệ huyện hưởng 70%, thị trấn hưởng 30%;

- Thuế môn bài: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX thì tỷ lệ huyện hưởng là 100%, thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 30%, xã hưởng 70%;

- Thu phạt ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thì tỷ lệ huyện hưởng 100%.

Thu từ CTN-NQD là thước đo, tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất đánh giá công tác thu ngân sách của từng địa phương, bởi vì nó phản ánh được quy mô, mức độ sản xuất, kinh doanh của địa phương và nguồn thu này mang tính ổn định, lâu dài cho ngân sách. Bởi vậy, thu thuế CTN-NQD đã được ngành thuế và các đơn vị thu hết sức quan tâm, nỗ lực phấn đấu quyết liệt. Ngay từ cuối năm trước, các hoạt động rà soát đối tượng nộp thuế đã được khởi động nhằm không để sót diện hộ nộp thuế. Việc xác định doanh số tính thuế, doanh thu… được các tổ, đội thuế thực hiện tích cực. Quá trình tiến hành thu cũng đã triển khai thực hiện bài bản theo quy định của luật quản lý thuế… chính nhờ vậy kết quả đạt được trong thời gian qua tương đối khả quan.

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD so với dự toán được giao của huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008

1. Dự toán giao (Triệu đồng) 7.000 8.100 10.800 14.100 10.000 2. Thực hiện (Triệu đồng) 7.150 8.732 11.046 13.896 10.207 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 102,14 107,80 102,28 98,55 102,07

Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch

Năm 2008, sắc thuế này không đạt dự toán giao nhưng bình quân hàng năm thời kỳ này thực hiện vẫn vượt trên 2% so với dự toán đề ra.

2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70%, bao gồm 4 khoản thu đó là ngân sách xã hưởng 70%, bao gồm 4 khoản thu đó là

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế nhà, đất;

- Lệ phí trước bạ.

Theo quy định của Luật ngân sách thì tỷ lệ phân chia 4 khoản thu trên do HĐND tỉnh quyết định, nhưng mức tối thiểu cấp xã được hưởng 70% và tối đa được hưởng 100%.

Đây là những khoản được phân cấp cho ngân sách cấp xã thực hiện uỷ nhiệm thu và phục vụ chi thường xuyên cho các địa phương.

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp huyện hưởng 30%, cấp xã hưởng 70% so với dự toán được giao của

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008

1. Dự toán giao (Triệu đồng) 956 1.291 1.911 2.411 1.642 2. Thực hiện (Triệu đồng) 1.495 1.604 2.326 2.990 2.104 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 156,38 124,24 121,72 124,01 128,10

Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch

Các sắc thuế thực hiện hàng năm đều vượt cao so dự toán đề ra. Số thu bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 đạt 2.104 triệu đồng và vượt so dự toán đề ra trên 28%.

2.2.1.3. Thu phí và lệ phí

Hoạt động thu phí và lệ phí có ý nghĩa xã hội lớn bởi bảo đảm công bằng giữa những người sử dụng dịch vụ công. Nhận thức rõ điều này và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành thuế Bố Trạch có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ các loại phí và lệ phí. Cơ quan thuế đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các ngành, đơn vị trên địa bàn tham gia thu phí và lệ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w