2. Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14
9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 3,0912. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02 7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89
3. Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61
Nguồn: Số liệu điều tra sau khi xử lý SPSS
2.3.2.5. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố (Factor Analysic) đòi hỏi phải quyết định trước một số vấn đề như: số lượng yếu tố cần phải đưa ra và phương pháp sử dụng để đảo trục yếu tố (Rotating the factors), cũng như hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các yếu tố.
Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các yếu tố cần phải đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu. Thêm nữa, các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Tiêu chuẩn Keiser qui định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Và thông thường, để tiện cho việc hiểu rõ hơn nữa về yếu tố, các nhà nghiên cứu thực nghiệm thường dùng phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax và còn gọi là phương pháp Varimax.
Phương pháp này sẽ tối đa hoá tổng các phương sai của hệ số hồi quy tương quan của ma trận yếu tố, và từ đó dẫn đến một logic là các hệ số tương quan của các yếu tố - biến số là gần với +1 hoặc -1, tức là chỉ ra sự tương quan thuận hoặc tương quan nghịch giữa các yếu tố biến số. Nếu hệ số tương quan xấp xỉ bằng 0 thì điều đó có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời, tiêu chuẩn của hệ số tương quan của yếu tố phải ít nhất là bằng 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu. Và chỉ số 0,5 này được xem là ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích các yếu tố.
Bảng 2.24 Kết quả phân tích nhân tố
Các yếu tố Các nhân tố
1 2 3
2. Công tác quản lý đối tượng nộp 0,679 3. Công tác giáo dục tuyên truyền 0,779 9. Công khai số nộp của đối tượng sản xuất kinh doanh 0,819 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,883 13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,898 14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,873
5. Công tác thanh tra, kiểm tra 0,58
6. Tổ chức bộ máy thu nộp 0,511
7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,624
8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,885
10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,719 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,87
1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,812
4. Chính sách khen thưởng 0,731
Eigenvalue 6,294 2,248 1,224
Sai số Variance do nhân tố phân tích giải thích (%) 44,9 61,1 69,8
Qua bảng trên cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục tọa độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố có được, phản ánh tới 69,8% biến thiên của dữ liệu, từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1. Đồng thời hệ số tin cậy Reliability được tính cho các factor mới này cũng thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5. Do đó các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Các yếu tố này bao gồm:
Nhân tố 1 (Factor 1): có giá trị Eigenvalue bằng 6,294 lớn hơn 1 và
giải thích được 44,9% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) quản lý đối tượng nộp thuế; (2) công tác giáo dục tuyên truyền; (3) công khai sổ nộp của các đối tượng SXKD; (4) xử lý vi phạm các quy định về thuế; (5) dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp; (6) năng lực và ứng xử của cán bộ thu, do vậy có thể được đặt tên mới là: Đối tượng nộp. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.
Nhân tố 2 (Factor 2): có giá trị Eigenvalue bằng 2,248 lớn hơn 1 và
giải thích được 61,10% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) công tác thanh kiểm tra; (2) tổ chức bộ máy thu nộp; (3) sự phối hợp giữa các cấp chính quyền; (4) công tác uỷ nhiệm thu ở cấp xã; (5) chất lượng công tác lập và giao kế hoạch; (6) ứng dụng tin học trong quản lý thu, do vậy có thể được đặt tên mới là: Công tác quản lý Nhà nước. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.
Nhân tố 3 (Factor 3): có giá trị Eigenvalue bằng 1,224 lớn hơn 1 và
giải thích được 69,8% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) chính sách của huyện về phát triển SXKD; (2) chế độ khen thưởng, do vậy có thể được đặt tên mới là: Các chính sách riêng của huyện. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.
2.3.2.6. Phân tích các vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng công tác thu ngân sách sách
- Phân tích hồi quy theo từng bước
Để đánh giá được các yếu tố chung có ảnh hưởng tới chất lượng quản lý công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Step - wine (hồi quy theo từng bước). Mô hình hồi quy được xác lập như sau: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ξ
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc, phản chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách, được đo bằng mức độ hài lòng của người được phỏng vấn đối với công tác thu ngân sách trong thời gian qua.
X1: Đối tượng nộp
X2: Công tác quản lý Nhà nước X3: Các chính sách riêng của huyện ξ: Sai số tổng thể của mô hình
- Kiểm định tự tương quan Durbin - Watson
Với số quan sát N = 56, số biến độc lập k’ = 3, tra bảng thống kê Durbin - Watson, ta có:
du = 1.689, d = 2.278 => du < d < 4 – du
1.689 < 2.278 < 2.301
Cho nên ta có thể kết luận rằng: mô hình không có tự tương quan.
Bảng: 2.25 Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước (Step-wise linear regression) Model R- Squared Thay đối R- Squared Thay đổi chỉ số thống kê F Độ lệch tự do 1 Độ lệch tự do 2 Thay đổi Sig.F 1 .377 .377 32.711 1 54 .000 2 .741 .364 74.669 1 53 .000 3 .869 .127 50.248 1 52 .000
Nguồn: Kết quả xử lý trên SPSS
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày tại Bảng 2.25, theo lần lượt từng bước, có thể nhận biết rằng sau khi biến số X1 được đưa vào mô hình tại bước 1, chỉ số R-Squared cho thấy 37,7% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách do biến đối tượng nộp ngân sách gây ra. Nhưng khi biến số X2 được đưa vào mô hình tại bước 2, thì chỉ số R-Squared cho thấy 74,1% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách do các biến đối tượng nộp ngân sách và biến quản lý Nhà nước gây ra. Tương tự bước 3, khi đưa biến số X3 vào mô hình thì chỉ số R-Squared cho thấy 86,9% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách do các biến đối tượng nộp ngân sách, quản lý Nhà nước và chính sách riêng của huyện gây ra.
2.3.2.7. Đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp
Qua tổng hợp số liệu có một số nhận xét sau:
- Đối với các khoản thu từ thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh phần lớn các ý kiến đánh giá chưa hợp lý (trên 50%), bởi vì tỷ lệ điều tiết chưa phân biệt theo nhóm xã, do đó số thu chỉ tập trung vào một số xã có vị trí địa lý thuận lợi (tỷ lệ điều tiết như nhau nhưng có xã được hưởng nhiều tỷ đồng) nên không thể điều hoà nguồn thu cho các xã khác, địa bàn khác. Số
thu vượt không được sử dụng ngay nên một số địa phương có dấu hiệu thu cầm chừng khi đã gần đạt dự toán, gây thất thu ngân sách. Trong thời gian tới cần phải tính toán để quyết định tỷ lệ điều tiết phân theo nhóm xã.
Bảng 2.26 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu trong cân đối ngân sách
Chỉ tiêu Đánh giá mức độ Tỷ lệ (%) Hợp lý Chưa hợp lý Tổng số Hợp lý Chưa hợp lý Tổng số
1. Thuế thu nhập DN của hộ KD cá thể 27 29 56 48,2 51,8 100,0 2. Thuế tài nguyên thu từ DN và HTX 19 37 56 33,9 66,1 100,0 3. Thuế tài nguyên thu từ hộ KD cá thể 23 33 56 41,1 58,9 100,0 4. Thuế GTGT hộ KD cá thể 26 30 56 46,4 53,6 100,0 5. Thuế tiêu thụ đặc biệt hộ KD cá thể 27 29 56 48,2 51,8 100,0
6. Thuế môn bài 28 28 56 50,0 50,0 100,0
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 37 19 56 66,1 33,9 100,0
8. Thuế nhà đất 30 26 56 53,6 46,4 100,0
9. Thuế chuyển quyền 30 26 56 53,6 46,4 100,0
10. Lệ phí trước bạ 36 20 56 64,3 35,7 100,0
11. Thuế cấp quyền sử dụng đất ở xã 28 28 56 50,0 50,0 100,0 12. Thuế cấp quyền SD đất ở thị trấn 30 26 56 53,6 46,4 100,0
Nguồn số liệu điều tra qua xử lý SPSS
- Đối với khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã có 50% ý kiến đánh giá chưa hợp lý, bởi vì đây là các khoản thu lớn ở địa phương nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các địa bàn, chủ yếu tập trung ở các địa phương có đường quốc lộ 1A đi qua (gồm 9 xã). Trong thời gian qua, hàng năm các địa phương trên đều thu vượt dự toán đối với khoản thu cấp quyền sử dụng đất nhưng mức vượt không cao, nguyên nhân chính là nếu thu đủ dự toán được giao, thì các địa phương được hưởng 40% theo tỷ lệ quy định chung của tỉnh, riêng phần thu vượt chỉ được hưởng 30% theo quy định của huyện cho cả
nhiệm kỳ 2004-2009, trong khi quỹ đất để đấu có hạn, việc đầu tư tạo quỹ đất mới không có đủ kinh phí nên các địa phương chỉ tổ chức đấu giá đạt mức dự toán giao, làm giảm nguồn thu chung của toàn huyện, từ đó huyện cũng không có nguồn để điều tiết lại đầu tư cho các xã khác, vì vậy trong thời gian tới cần có hướng để điều chỉnh lại tỷ lệ khoản thu này.
2.3.3. Các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện
Thông tin thu dược từ Phiếu điều tra cho thấy trong số các câu trả lời đối với câu hỏi mở về những khó khăn và vướng mắc liên quan đến công tác thu ngân sách được tập trung vào 5 vấn đề chủ yếu như đã được trình bày tại Bảng 2.27. Tổng số thông tin về câu hỏi mở mà người phỏng vấn đã nhận xét là 119 ý kiến. Qua tổng hợp cho thấy như sau:
Bảng 2.27 Bảng tổng hợp các tồn tại, vướng mắc chủ yếu trong công tác thu ngân sách trên địa bàn
Các tồn tại, vướng mắc chủ yếu Số quan sát Tỷ lệ (%)
1. Lập và giao dự toán thu 32 26,9
2. Công tác quản lý thuế CTN-NQD 19 16,0
3. Ý thức của người nộp thuế 16 13,4
4. Sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp
chính quyền trong quản lý nguồn thu. 35 29,4
5. Ý kiến khác 17 14,3
Tổng số 119 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ý kiến của người được phỏng vấn tập trung nhiều nhất với tỷ lệ 29,4% cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã trong việc quản lý nguồn thu là chưa hiệu quả.
Có 26,9% ý kiến cho rằng có một số sắc thuế dự toán giao quá cao, khó thực hiện vì không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nguyên nhân chính là do một số khoản thu tỉnh giao cho huyện cao, huyện giao xuống cho xã và phải triển khai thực hiện.
Ý kiến tồn tại, vướng mắc tập trung nhiều thứ ba với tỷ lệ 16% là Công tác quản lý thu thuế CTN-NQD còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng bỏ sót đối tượng sản xuất kinh doanh, việc quản lý chi phí và doanh thu chưa triển khai được… đã phần nào làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách.
Ý kiến tồn tại, vướng mắc tiếp theo là ý thức của người nộp thuế chưa cao, chiếm 13,6%. Trong các ý kiến này thì ý kiến được tập trung nhiều nhất là tình trạng người nộp thuế cố tình chây ì mà chưa có biện pháp xử phạt nghiêm minh.
Ý kiến khác chiếm tỷ lệ 14,3% là công tác tuyên truyền chưa có kinh phí để tổ chức thường xuyên, hộ kinh doanh nhỏ lẽ chiếm phần lớn nên công tác thu gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chưa phát triển… đã phần nào ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong thời gian qua.
2.3.4. Sự khác biệt giữa đối tượng quàn lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách nộp ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách
Để đánh giá chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn này đã sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ phía đối tượng nộp. Có 15 câu hỏi đưa ra trên phiếu thu thập thông tin cho các đối tượng nộp ngân sách nhằm biết được sự đánh giá của họ về chất lượng công tác thu ngân sách. Các câu hỏi sử dụng thang chia độ Likert 5 điểm.
Tiến hành kiểm định Independent-samples T-test về sự khác biệt giá trị trung bình đối với các vấn đề được hỏi để đánh giá sự khác biệt giữa hai đối tượng điều tra.
Các biến phân tích Sig.
1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,9518
2. Công tác quản lý đối tượng nộp 0,2160
3. Công tác giáo dục tuyên truyền 0,7450
4. Chính sách khen thưởng 0,3202
5. Công tác thanh tra, kiểm tra 0,4243
6. Tổ chức bộ máy thu nộp 0,5423
7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,1394 8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,6162 9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 0,6933 10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,3450 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,6559 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,6471
13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,9224