Góp phần cân đối thu chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 88 - 91)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4.1.Góp phần cân đối thu chi ngân sách địa phương

Giai đoạn 2005 – 2008 là thời kỳ thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong giai đoạn này là đáng kể, nhiều chỉ tiêu đặt ra đến năm 2010 đã đạt, thậm chí có những chỉ tiêu đã vượt trước 2-3 năm. Nguồn thu trong cân đối ngân sách đã đảm bảo được một phần cơ bản trong thực hiện các nhiệm vụ chi thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thu trong cân đối ngân sách đã thể hiện được vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH, xây dựng đô thị hiện đại, thực hiện chính sách xã hội quan trọng, đảm bảo hoạt động y tế, giáo dục- đào tạo, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối thu, chi ngân sách.

Đối với ngân sách xã, thị trấn đảm bảo tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã, thị trấn. Từ đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách vững chắc.

Về cơ cấu nguồn thu, kể từ năm 2007 thực hiện theo phân cấp mới của UBND tỉnh (tại quyết định 36/QĐ-UBND) về điều tiết một phần nguồn thu cấp quyền sử dụng đất cho tỉnh (trước đây khoản thu này huyện được hưởng 100%), tuy vậy các khoản thu phân chia theo tỷ lệ được phân cấp thêm nên cơ cấu nguồn thu có sự hoán đổi mạnh giữa các khoản thu địa phương được hưởng 100% và các khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ. Tuy số thu ngân sách địa phương được hưởng có giảm (năm 2007 giảm 13,3% so với năm 2006) nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo chi các nhiệm vụ thường xuyên của huyện.

Bảng 2.30 Kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Tình hình thực hiện (Tỷ đồng) So sánh (%) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Bình quân

A Tổng thu NSNN trên địa bàn 46,48 59,14 71,22 127,24 120,43 123,78

Trong đó thu trong cân đối ngân sách 36,45 46,56 57,19 127,74 122,83 125,26

B Thu Ngân sách địa phương 114,32 147,57 179,76 129,09 121,81 125,40

1 Thu Ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 46,48 59,14 51,31 127,24 86,76 105,07

1.

1 Các khoản thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 45,80 57,52 20,89 125,59 36,32 67,54

1. 2

Các khoản thu phân chia NS địa phương hưởng theo

tỷ lệ phần trăm (%) 0,68 1,62 30,42 238,24 1.877,78 668,84

2 Bổ sung từ Ngân sách cấp Tỉnh 64,94 85,92 125,26 132,31 145,79 138,88

2.

1 Bổ sung cân đối 44,76 44,76 92,76 100,00 207,24 143,96

2.

2 Bổ sung có mục tiêu 20,18 41,16 32,50 203,96 78,96 126,91

3 Thu kết dư ngân sách 2,90 2,51 3,19 86,55 127,09 104,88

C Chi Ngân sách địa phương 111,81 144,38 173,81 129,13 120,38 124,68

1 Chi đầu tư phát triển 14,85 28,14 39,49 189,49 140,33 163,07

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch

Bình quân giai đoạn 2006 – 2007 số thu trong cân đối ngân sách tăng 25,26% và lớn hơn tốc độ tăng thu trên địa bàn (23,78%), từ đó đã góp phần tăng cường nguồn thu tối đa cho ngân sách cấp huyện để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, trong phạm vi quản lý, đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở. Số chi ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2007 tăng 24,68%, trong đó đã dành đủ nguồn để ưu tiên bố trí cho chi cho đầu tư phát triển (tăng 63%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách vững chắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 88 - 91)