4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẾN NĂM 2015
NĂM 2015
3.2.1 Mục tiêu tổng quát
Thời kỳ 2008 - 2015 là thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên toàn quốc. Mục tiêu tổng quát của huyện là phải huy động mọi nguồn lực trong huyện kết hợp với gọi vốn đầu tư bên ngoài để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu thoát khỏi tụt hậu, đuổi kịp mức trung bình của toàn tỉnh trên mọi lĩnh vực; hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội của huyện như giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, thể thao văn hoá được hiện đại hoá. Đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nền kinh tế thị trường được hình thành và hoạt động có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, mọi ngành.
Trong đó, mục tiêu đến năm 2010 mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XX đã đề ra là “Phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Khai thác tốt các lợi thế về tiềm năng mặt nước, gò đồi, du lịch, lao động và phát huy hơn nữa nội lực trong nhân dân. Tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn...”
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, đẩy mạnh phát triển kinh tế để tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế đến năm 2015 tăng gấp 2,4– 2,6 lần so với năm 2008, tức là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khoảng 11,2 -11,5% thời kỳ 2008-2010; 12,3-12,9% thời kỳ 2011-2015.
- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người 10,5 – 11 triệu đồng vào năm 2010; 23 – 24 triệu đồng năm 2015 (giá thực tế).
- Tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm của các ngành (giai đoạn từ 2008 – 2015).
+ Nông lâm - nghiệp - thủy sản: 5,5%/năm. + Công nghiệp - xây dựng: 14,5%/năm. + Thương mại - Dịch vụ: 16,1%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp - CNXD – TMDV. + Năm 2010 : 35% - 26,2% - 38,8%.
+ Năm 2015: 25,87% - 28,86% - 47,27%.
- Mở rộng hệ thống thương mại - dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông… đến các thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn, quan tâm đưa mạng lưới bưu điện nhiều hơn đến các vùng khó khăn, nhất là miền núi rẻo cao. Phát triển các trục đường giao thông liên xã, liên cụm dân cư, các trục tuyến du lịch từ Phong Nha, Đá Nhảy, Đồng Hới và phát triển chợ tiểu vùng, chợ nông thôn, tạo thế mạnh cho thương mại – dịch vụ – du lịch phát triển. Đưa tỷ trọng
cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 1/3 trong cơ cấu kinh tế huyện. Phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 10% GDP.
- Phát triển mạnh CN-TTCN, gắn phát triển CN-TTCN với các ngành kinh tế khác đến các xã, thị trấn, các địa bàn dân cư. Ngoài khu công nghiệp của tỉnh đã xác định trên địa bàn huyện; về tiểu thủ công nghiệp hướng trọng tâm của huyện tập trung phát triển dịch vụ chế biến nông – lâm – hải sản, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, tăng cường các nghề truyền thống như: Sản xuất gạch, nước mắm, rượu, rèn, mộc mỹ nghệ, đóng tàu thuyền… thành những mặt hàng chủ lực. Hình thành các cụm công nghiệp Thanh Hà, Troóc, Phú Định, TT Việt Trung, Đức Trạch, Thọ Lộc…
- Phát triển mạnh kinh tế thủy sản. Chú trọng đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng vùng nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Tăng năng lực, phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ để đạt sản lượng cao và đẩy mạnh khâu chế biến…để tăng giá trị thương phẩm và thu nhập, đưa tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị ngành thủy sản từ 50% trở lên.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo an ninh lương thực. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả. Khai thác lợi thế phát triển kinh tế vùng gò đồi, vùng nước ngọt, nước lợ. Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (trước mắt tập trung cho các cây đã xác định: lạc, cao su, nhựa thông…)[26].