Năng lực và ứng xử của cán bộ thu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 128)

Qua số liệu ở bảng 2.28 kết luận rằng không có sự khác biệt về phương sai trong việc đánh giá các vấn đề giữa đối tượng quản lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách.

Bảng 2.29 Kết quả phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình đối với các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách

Các biến phân tích Mean của đối tượng quản lý thu ngân sách Mean của đối tượng nộp ngân sách Sig. (2- tailed)

1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh 3,34 3,33 0,979 2. Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14 3,07 0,705 3. Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61 2,49 0,492

4. Chính sách khen thưởng 3,59 3,07 0,020

5. Công tác thanh tra, kiểm tra 3,16 3,04 0,575

6. Tổ chức bộ máy thu nộp 3,29 3,29 0,987

7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89 2,58 0,088 8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 3,14 2,98 0,448 9. Công khai số nộp các đối tượng sản xuất kinh doanh 3,09 3,04 0,842 10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 3,27 2,76 0,013 11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02 2,91 0,570 12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07 3,02 0,791 13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 3,14 3,09 0,790 14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 3,16 2,69 0,023

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS, Mức ý nghĩa α =5%

Bảng 2.29 trình bày kết quả kiểm định Independent-samples T-test. Kết quả cho thấy, tất cả các vấn đề trên đều có trị số trung bình Mean giữa hai nhóm đối tượng được điều tra gần giống nhau. Chỉ có 3 vấn đề đánh giá có giá trị Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa α =5%, nghĩa là có sự khác biệt trong đánh giá giữa hai nhóm đối tượng được phỏng vấn. Cụ thể như sau:

- Về chính sách khen thưởng: Cả hai nhóm đối tượng được phỏng vấn đều có giá trị mean lớn hơn mức trung bình (mức điểm 3) nhưng chưa đạt đến

mức tốt, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa bàn, bởi vì qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn chưa đánh giá tốt chính sách khen thưởng hiện nay do định mức khen thưởng quá thấp (Cục thuế tỉnh quy định mức khen thưởng hiện nay ở địa bàn là 200.000 đồng đối với tập thể và 100.000 đồng đối với cá nhân).

Giá trị mean của đối tượng quản lý công tác thu ngân sách đánh giá cao hơn bởi vì kể từ năm 2006, hàng năm huyện đã có kế hoạch và thực hiện chủ trương thưởng cho các địa phương, đơn vị thực hiện thu ngân sách về đích trước thời hạn. Cụ thể, đối với các địa phương hoàn thành dự toán thu trong thời hạn 6 tháng đầu năm (với điều kiện thu thuế CTN-NQD và thu phí, lệ phí đạt trên 50% dự toán huyện giao) huyện đã tổ chức cho đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND đi tham quan học tập ở nước một số nước khu vực Đông nam á. Phần lớn các ý kiến phỏng vấn trực tiếp đều rất đồng tình với chủ trương này nhưng vẫn còn nhiều ý kiến mong muốn được huyện thưởng trực tiếp cho cá nhân đứng đầu địa phương vì đã chỉ đạo tích cực trong công tác thu ngân sách, đây là một vấn đề hợp lý vì vậy cần phải có những quy định cụ thể để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

- Về chất lượng công tác lập và giao kế hoạch: Đối tượng nộp ngân sách đánh giá chưa đạt mức trung bình (2,76/5), bởi vì thực tế trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 năm trước, Chi cục thuế huyện có tổ chức lập và giao kế hoạch năm sau cho các doanh nghiệp nhưng việc lập và giao kế hoạch chưa có căn cứ tính toán một cách khoa học, trên cơ sở số kiểm tra của Sở Tài chính, Chi cục thuế tính toán và triển khai việc giao kế hoạch thực hiện bằng cách ấn định theo một tỷ lệ cố định so với doanh thu dự kiến đạt được, trong khi đó việc xác định doanh thu chưa chính xác do nhiều yếu tố khách quan.

Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá vấn đề này cao hơn (3,27) nhưng chưa đạt mức tốt, nhiều ý kiến phản ánh việc lập và giao kế

hoạch chỉ mang tính hình thức bởi vì có nhiều chỉ tiêu phải buộc thực hiện vì đã được cấp trên giao.

- Về năng lực và ứng xử của cán bộ thu: Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá cao hơn (giá trị mean đạt 3,16/5) nhưng vẫn chưa đạt mức tốt, điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì trong thời gian qua Chi cục thuế huyện đã chủ trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực và bổi dưỡng kỹ năng ứng xử cho đội ngũ cán bộ tại chi cục.

Tuy vậy, cơ quan thuế chưa thay đổi phong cách quản lý, còn quản lý theo kiểu cấp trên đối với doanh nghiệp, mang tính mệnh lệnh hành chính, không cùng nhau giải quyết mà còn đùn đẩy những khó khăn cho doanh nghiệp gánh vác, vô cảm trước sự khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực của viên chức thuế chưa đồng đều, còn một bộ phận thiếu năng lực để đảm đương công việc được giao. Việc thi tuyển còn mang tính hình thức chưa đánh giá thực sự năng lực của người được tuyển dụng. Chế độ đãi ngộ và đề bạt chưa khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, chỉ dừng lại ở mức độ hiểu các quy định, văn bản, chế độ để thu thuế. Chưa có quy chế bắt buộc tự học để nâng cao trình độ nhận thức, tiếp cận những phương pháp quản lý hiện đại. Viên chức thuế chưa thực sự đối xử công bằng và tôn trọng đối tượng nộp thuế, do chức năng kiểm ra, giám sát các doanh nghiệp về thuế dễ dàng gây ra tâm lý áp đặt đối với đối tượng nộp thuế, vì vậy phía đối tượng nộp đánh giá về vấn đề này chưa đạt yêu cầu.

Tóm lại, thời kỳ 2005– 2008 công tác thu ngân sách trong cân đối trên địa bàn huyện Bố Trạch có rất nhiều cố gắng. Nguồn thu đã cơ bản đảm bảo được các nhiệm vụ chi của địa phương, góp phần tích cực trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số bất cập, tồn tại do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, vì vậy trong thời gian tới cần sớm có những giải pháp thiết thực để khắc phục nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.

2.4 TÁC ĐỘNG TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH

2.4.1. Góp phần cân đối thu chi ngân sách địa phương

Giai đoạn 2005 – 2008 là thời kỳ thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2010. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong giai đoạn này là đáng kể, nhiều chỉ tiêu đặt ra đến năm 2010 đã đạt, thậm chí có những chỉ tiêu đã vượt trước 2-3 năm. Nguồn thu trong cân đối ngân sách đã đảm bảo được một phần cơ bản trong thực hiện các nhiệm vụ chi thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thu trong cân đối ngân sách đã thể hiện được vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH, xây dựng đô thị hiện đại, thực hiện chính sách xã hội quan trọng, đảm bảo hoạt động y tế, giáo dục- đào tạo, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối thu, chi ngân sách.

Đối với ngân sách xã, thị trấn đảm bảo tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã, thị trấn. Từ đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách vững chắc.

Về cơ cấu nguồn thu, kể từ năm 2007 thực hiện theo phân cấp mới của UBND tỉnh (tại quyết định 36/QĐ-UBND) về điều tiết một phần nguồn thu cấp quyền sử dụng đất cho tỉnh (trước đây khoản thu này huyện được hưởng 100%), tuy vậy các khoản thu phân chia theo tỷ lệ được phân cấp thêm nên cơ cấu nguồn thu có sự hoán đổi mạnh giữa các khoản thu địa phương được hưởng 100% và các khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ. Tuy số thu ngân sách địa phương được hưởng có giảm (năm 2007 giảm 13,3% so với năm 2006) nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo chi các nhiệm vụ thường xuyên của huyện.

Bảng 2.30 Kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Tình hình thực hiện (Tỷ đồng) So sánh (%) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Bình quân

A Tổng thu NSNN trên địa bàn 46,48 59,14 71,22 127,24 120,43 123,78

Trong đó thu trong cân đối ngân sách 36,45 46,56 57,19 127,74 122,83 125,26

B Thu Ngân sách địa phương 114,32 147,57 179,76 129,09 121,81 125,40

1 Thu Ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 46,48 59,14 51,31 127,24 86,76 105,07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.

1 Các khoản thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 45,80 57,52 20,89 125,59 36,32 67,54

1. 2

Các khoản thu phân chia NS địa phương hưởng theo

tỷ lệ phần trăm (%) 0,68 1,62 30,42 238,24 1.877,78 668,84

2 Bổ sung từ Ngân sách cấp Tỉnh 64,94 85,92 125,26 132,31 145,79 138,88

2.

1 Bổ sung cân đối 44,76 44,76 92,76 100,00 207,24 143,96

2.

2 Bổ sung có mục tiêu 20,18 41,16 32,50 203,96 78,96 126,91

3 Thu kết dư ngân sách 2,90 2,51 3,19 86,55 127,09 104,88

C Chi Ngân sách địa phương 111,81 144,38 173,81 129,13 120,38 124,68

1 Chi đầu tư phát triển 14,85 28,14 39,49 189,49 140,33 163,07

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch

Bình quân giai đoạn 2006 – 2007 số thu trong cân đối ngân sách tăng 25,26% và lớn hơn tốc độ tăng thu trên địa bàn (23,78%), từ đó đã góp phần tăng cường nguồn thu tối đa cho ngân sách cấp huyện để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, trong phạm vi quản lý, đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở. Số chi ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2007 tăng 24,68%, trong đó đã dành đủ nguồn để ưu tiên bố trí cho chi cho đầu tư phát triển (tăng 63%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách vững chắc.

2.4.2. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.31 Giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 - 2008

(Đơn vị tính tỷ đồng - giá cố định năm 1994)

Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Bình quân giai đoạn 2006-2008 (%) Tổng số 436,9 485,6 543,5 609,6 11,74 1. Nông lâm TS 187,9 197,8 208,6 219,3 5,29 - Nông nghiệp 113,2 118,7 125,1 131,1 5,02 - Lâm nghiệp 18,2 18,5 18,7 19,00 1,44 - Thủy sản 56,5 60,6 64,8 69,20 6,99 2. C. nghiệp XD 120,3 138,8 159,8 184,3 15,27 - Công nghiệp 85,9 99,2 114,7 131,56 15,27 - Xây dựng 34,4 39,6 45,1 52,7 15,28 3. Dịch vụ 128,7 149 175,1 206 16,98

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

Tốc độ tăng trưởng của huyện đạt được trong giai đoạn này là rất ấn tượng bởi lẽ trong thời kì từ 2006 – 2008 toàn bộ nền kinh tế tăng liên tục và

ở mức cao hơn trung bình của toàn tỉnh Quảng Bình. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tổng sản phẩm đạt 11,74% (Bình quân của tỉnh cũng chỉ đạt 8,86%; trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 4,71%; công nghiệp – xây dựng tăng 14,02%; dịch vụ tăng 8,52%.

2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đúng định hướng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Năm 2005 giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng mới chỉ chiếm 24,1% tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn, đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 25,7%.

Tỷ trọng tăng thêm của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch tăng nhanh và ấn tượng hơn: từ 25,78% năm 2001 tăng lên 30,3% năm 2005 và 35,7% năm 2008. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 55,14% năm 2001 xuống chỉ còn 45,6% năm 2005 và 38,6% năm 2008. Kết quả đạt được trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là nhờ tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch ngay trong nội bộ của một ngành kinh tế theo chiều hướng tích cực, phù hợp với biến động nhu cầu của thị trường. Trong nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản tăng dần trong khi đó tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt giảm dần. Trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành xây dựng tăng dần, ngành công nghiệp giảm dần.

Bảng 2.32 Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2005-2008 (tính theo giá thực tế).

Khu vực Giá trị tăng thêm (ĐVT: tỷ đồng)

Tổng số 926,6 1.094,3 1.313,2 1.749,5 1. Nông lâm TS 422,5 478,2 540,3 675,9 - Nông nghiệp 244,6 273,1 308 379,6 - Lâm nghiệp 23,2 25,1 28,5 35,50 - Thủy sản 154,7 180 203,8 260,80 2. C. nghiệp XD 223,3 268,1 325,8 449,8 - Công nghiệp 107,5 131,2 158,6 217 - Xây dựng 115,8 136,9 167,2 232,8 3. Dịch vụ 280,8 348 447,1 623,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu kinh tế (ĐVT: %)

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Nông lâm TS 45,6 43,7 41,1 38,6 - Nông nghiệp 57,9 57,1 57,0 56,2 - Lâm nghiệp 5,5 5,2 5,3 5,3 - Thủy sản 36,6 37,6 37,7 38,6 2. C. nghiệp XD 24,1 24,5 24,8 25,7 - Công nghiệp 48,1 48,9 48,7 48,2 - Xây dựng 51,9 51,1 51,3 51,8 3. Dịch vụ 30,3 31,8 34,0 35,7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

2.4.4. Đánh giá chung

Trong thời gian kể từ năm 2005 đến nay tình hình cả nước nói chung, huyện Bố Trạch nói riêng đã chịu tác động lớn của một loạt khó khăn thách

thức liên tiếp xảy ra, có những khó khăn không lường trước được và vượt quá tầm dự báo trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, tuy trong điều kiện như vậy nhưng tất cả các ngành kinh tế của huyện vẫn vượt qua được những thách thức ban đầu và đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Giai đoạn 2006 – 2008, nền kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng hiệu quả từng bước được nâng lên. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) tăng bình quân hàng tăng 11,7%. Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,3%, công nghiệp- xây dựng tăng 15,3%, dịch vụ tăng 16,98%. Đến năm 2008, quy mô giá trị tăng thêm của huyện 609,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ chiếm 35,66%, công nghiệp-xây dựng 25,7%; Nông - lâm, ngư nghiệp chiếm 38,64%.

Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) của huyện được cải thiện rõ rệt; năm 2005 đạt 5,33 triệu đồng, năm 2006: 6,25 triệu đồng; Năm 2007: 7,44 triệu đồng, năm 2008 đạt 9,6 triệu đồng.

Bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới trên 3.870 lao động, trong đó xuất khẩu lao động bình quân hàng năm gần 590 người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4% (theo chuẩn mới) và đến nay tỷ lệ hộ nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 128)