LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước

Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Thời gian lập dự toán được quy định từ 10/6 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vị nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan trung ương, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ. Được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra.

- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.

- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước [5].

1.3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước

1.3.2.1. Mục tiêu của chấp hành ngân sách Nhà nước

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dự toán NSNN hàng năm trở thành hiện thực.

Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quan trọng. Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồi thì không thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thực hiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động.

Mục tiêu của chấp hành NSNN là:

- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định. Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS. Hơn nữa, chấp hành NS thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN [3].

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước.

Thu ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước.

Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN [3].

1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC NƯỚC

1.4.1 Thái Lan

Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Diện tích 513.115 km2; dân số khoảng 63 triệu người. Thái Lan tổ chức quản lý đất nước theo mô hình “tam quyền phân lập”. Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau: cấp Trung ương (gồm Văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ Trung ương; các đơn vị theo quy định của Hiến pháp…); cấp địa phương: cấp tỉnh (Băng kok và Patrayja hưởng quy chế riêng); cấp đô thị, cấp xã.

Ngân sách địa phương ở Thái Lan do Hội đồng dân cư địa phương quyết định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình ngân sách của Thái Lan là mô hình “không lồng ghép”. Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân sách cấp dưới; về kết cấu ngân sách địa phương gồm 2 phần: phần 1 – Được sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2 – Được sử dụng

không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho địa phương. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho các địa phương: trợ cấp mục tiêu; trợ cấp không mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt.

Ở Trung ương quá trình dự toán ngân sách được bắt đầu từ tháng 11. Quy trình lập, phân bố ngân sách ở Thái Lan gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6 năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9).

Quy trình và lập bổ sung ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương [17].

1.4.2. Malaysia

Malaysia là nước đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc điểm kinh tế, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là Nhà nước liên bang. Hệ thống ngân sách Nhà nước của Malaysia bao gồm 3 cấp là:

- Ngân sách liên bang - Ngân sách bang

- Ngân sách của chính quyền địa phương

Ngân sách liên bang, Ngân sách bang do Quốc hội xem xét, quyết định và quyết định phần trợ cấp cho ngân sách địa phương. Trong quá trình thực hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi có ảnh hưởng tới dự toán đều phải được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, do đó ngân sách được xây dựng chặt chẽ và điều hành rất nghiêm ngặt. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương do chính quyền địa phương đó quyết định, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi.

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật liên bang và bang.

Nguồn thu của ngân sách liên bang bao gồm các khoản thuế trực thu (thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập từ dầu lửa, thuế phát triển); thuế gián thu (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế VAT, thuế hàng hoá đặc biệt)… và các khoản thu có tính chất thuế như thuế tài nguyên, phí cấp phép, thu dịch vụ…

Nguồn thu của các bang và các cấp trực thuộc bang không giống nhau, mỗi bang có một nguồn thu riêng. Các bang căn cứ vào Hiến pháp của bang được tự quyết định một số loại thuế và các khoản thu của cấp trực thuộc bang. Nhìn chung, nguồn thu của bang và cấp trực thuộc bang là các nguồn thu nhỏ, hạn hẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định của Hiến pháp liên bang, không có khoản thu phân chia giữa liên bang, bang và các cấp trực thuộc bang [17].

1.4.3. Trung Quốc

Hệ thống ngân sách Nhà nước của Trung Quốc được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách các cấp ở địa phương bao gồm:

- Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) - Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị) - Ngân sách huyện (huyện tự trị)

- Ngân sách xã (thị trấn).

- Về ngân sách: theo quy định của Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch dự toán của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương.

+ Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp trung ương quản lý, thuế thu nhập của các ngân hàng, thuế doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt…

+ Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp của địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế giao dịch chứng khoán, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, thuế hợp đồng…

+ Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế VAT – trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên…

Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc “4/6” có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm soát ít nhất 60% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương theo hình thức trợ cấp.

- Trung Quốc lập quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Nguồn hình thành quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho các địa phương không có khả năng cân đối được thu, chi. Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước.

Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi, ngân sách địa phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản thu chi thuộc cấp mình quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn không có khả năng cân đối được thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong nước và ngoài nước [17].

phương ở một số nước trên thế giới, để áp dụng vào tình hình tại địa phương, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

Thứ nhất, tổ chức hệ thống ngân sách phải phù hợp với hệ thống hành chính, Nhà nước chỉ có một ngân sách, tập hợp tất cả các khoản thu và khoản chi.

Thứ hai, mọi khoản thu chi đều được quản lý qua ngân sách, không có tình trạng để ngoài ngân sách.

Thứ ba, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thứ tư, thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải công bố công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ năm, việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương; mổi cấp chính quyền tự lập, duyệt và thực hiện ngân sách cấp mình

Thứ sáu, xu hướng chung là các khoản thu lớn được tập trung vào cấp trung ương nhằm tạo ra được “các cú đấm chiến lược” để tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế, tạo được các bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, còn các khoản thu nhỏ để lại cho địa phương.

Thứ bảy, phân định thẩm quyền quyết định ngân sách Nhà nước giữa các cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách [17].

Chương 2

THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

GIAI ĐOẠN 2005 - 2008

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn; trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam.

Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 170 14’39”đến 170 43' 48” Kinh độ Đông: 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’

 Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp: biển Đông;

- Phía Tây giáp: nước CHND Lào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu

a. Địa hình: Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:

Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam.

- Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.

- Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước.

- Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa

sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven

biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế.

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

a. Dân số: Trung bình năm 2007 là 176.540 người, trong đó 90,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị, mà chủ yếu là thị trấn Hoàn Lão và thị trấn Nông trường Việt Trung. Mật độ dân số chỉ có 83người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình.

Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, số người trong độ tuổi lao

động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

a. Tài nguyên biển và bờ biển

Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27)