Nông – Lâm – Thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 99 - 100)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1.1.Nông – Lâm – Thủy sản

a. Nông nghiệp: Ngoài sản xuất lương thực, ưu tiên phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao đưa ra thị trường ngoại vùng và xuất khẩu. Phát triển theo chiều sâu, tạo ra những vùng sản xuất cây công nghiệp mũi nhọn như: cao su, hồ tiêu, lạc, rau, quả,… Gắn sản xuất với chế biến, tạo những lô hàng lớn có giá trị kinh tế cao. Tạo thu nhập và tiết kiệm để tái đầu tư vào khu vực nông thôn, phát triển khu vực phi nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, củng cố mạng lưới khuyến nông huyện, xã vững mạnh, mở rộng mạng lưới khuyến nông đến tận thôn bản. Đây là cơ sở truyền thông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đến người nông dân tại địa bàn dân cư. Coi trọng công tác tập huấn, truyền thông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đặc biệt là thường xuyên đổi mới công tác giống, kỹ thuật thâm canh, biện pháp tưới tiêu hợp lý…

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh tập trung như: Vùng lúa cao sản, vùng lạc, vùng sắn nguyên liệu, vùng cao su, vùng chăn nuôi bò, lợn tập trung, vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản và phải có chính sách ưu tiên thích đáng đầu tư cho các vùng chuyên canh, các cây có giá trị kinh tế cao, nắm bắt thông tin thị trường.

Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư cho nông nghiệp và nông dân, tạo điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triển.

b. Lâm nghiệp: Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bằng biện pháp kết hợp tăng diện tích trồng rừng với việc giao đất, giao rừng đến từng hộ gia

đình, đặc biệt tổ chức tốt giao rừng tự nhiên ở các xã miền núi đến từng chủ hộ chăm sóc để khoanh nuôi chăm sóc bảo vệ, chấm dứt phá rừng.

Phát triển công tác khuyến lâm và phổ cập lâm nghiệp, áp dụng các mô hình nông - lâm kết hợp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng ven biển, chương trình đào tạo, tuyên truyền giáo dục lâm nghiệp.

Quy hoạch lại một cách chi tiết về rừng khai thác, tiến độ khai thác, quy hoạch cụ thể từng vùng cần trồng lại rừng và bố trí từng loại cây trồng hợp lý trên từng vùng cụ thể. Tăng cường hơn về công tác thực hiện lâm luật.

c. Thủy sản: Quy hoạch và phát triển diện tích nuôi tôm ở các xã vùng ven sông, đầm phá. Mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm vụ 2, nuôi cá lồng trên sông và trên chân ruộng một vụ lúa. Khai thác tốt tiềm năng mặt nước, mặt cát để nuôi trồng thuỷ sản các loại. Phát triển các cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn, xử lý tốt môi trường trong quá trình nuôi thuỷ sản.

Đẩy mạnh khai thác thuỷ sản xa bờ trong các hộ gia đình cá thể. Kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Có chính sách bảo hộ và trợ giá giống nuôi trồng thuỷ sản và các chính sách bảo hộ rủi rao cho ngư dân khai thác biển để khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 99 - 100)