Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 65)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Tốc độ tăng thu cao hơn rất nhiều so với tốc độ trượt giá, chứng tỏ rằng năng lực tổ chức quản lý thu trên địa bàn ngày càng cao, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2008 đạt trên 25,5%. Trong đó số thu từ thuế, phí và lệ phí lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt 50,42 tỷ đồng, chiếm gần 96% số thu trong cân đối.

Bảng 2.17 Đánh giá biến động nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2005 – 2008

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 1. Thực hiện (Triệu đồng) 36.348 46.563 57.194 71.866 52.993 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 128,10 122,83 125,65 - 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) 100,00 128,10 157,35 197,72 - 4. Tốc độ phát triển bình quân giai

đoạn 2006 – 2008 (%) - - - - 125,51

Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch

Về quy mô, thu trong cân đối NSNN so với tổng GDP tăng từ 3,9% GDP năm 2005 lên 4,1% năm 2008. Bình quân thu ngân sách giai đoạn này là 4,2% GDP.

Bảng 2.18 Tỷ lệ động viên vào ngân sách tính theo GDP của huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008

ĐVT: %

Thu trong cân đối ngân sách 3,92 4,26 4,36 4,11

Thu trên địa bàn 5,02 5,40 5,42 4,62

Nguồn: Phòng Thống kê huỵên Bố Trạch

Xét theo nguồn thu, hàng năm có từ 11 – 12/13 khoản thu, sắc thuế đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán Nhà nước giao và tăng trưởng cao

so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu từ cơ sở kinh doanh, được coi là nguồn thu ổn định, lâu dài cho NSNN đã đạt trên 10,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,8%.

Xét theo địa bàn, có 4 địa phương tự cân đối ngân sách, trong đó có thêm mới 01 địa phương (xã Sơn Trạch tự cân đối năm 2007).

Đạt được kết quả này có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung lại có thể rút ra một số nguyên nhân chính sau:

Về khách quan, thì trong giai đoạn này thu ngân sách có tăng một phần nhờ yếu tố trượt giá nên thu chênh lệch tăng. Bên cạnh đó, một số công trình, dự án mới đầu tư đã đi vào sản xuất và hoạt động tốt nên có số thuế phát sinh cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN địa phương, hộ kinh doanh cá thể có bước tăng trưởng khá, góp phần tăng thu ngân sách. Về phía huyện, luôn có sự chỉ đạo tích cực, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời khi có nguồn thu nào đạt thấp. Đồng thời, huyện đã đề ra các giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế -xã hội, nhất là có chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và thực hiện 25 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho huy động nguồn lực vào ngân sách Nhà nước.

Về chủ quan thì thành tích ấy phải kể đến sự cố gắng nhiều mặt của ngành Tài chính trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, có giải pháp được thực hiện trước mắt, có giải pháp mang tầm chiến lược lâu dài như triển khai Chương trình cải cách hiện đại ngành Thuế. Những nỗ lực cải cách của ngành thuế theo hướng thuận lợi, nhanh chóng, thân thiện hơn với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đã được cụ thể hoá về nhiều lĩnh vực.

Đối với những chỉ tiêu thu khó lại chiếm tỷ trọng lớn như thu cấp quyền sử dụng đất (trên 60% số thu trong cân đối), UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo ngay từ đầu năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế

huyện, tích cực phối hợp với các ngành ở địa phương tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương cùng cấp tăng cường rà soát, quy hoạch các khu dân cư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Qua đó, số thu tiền sử dụng đất hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao.

Đi đôi là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Chi Cục thuế liên tục chỉ đạo sát sao từ khâu đánh giá mức độ rủi ro, lựa chọn đối tượng đến khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w