Thương mạ i du lịch dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1.3.Thương mạ i du lịch dịch vụ

Phát triển mạnh mạng lưới thương mại đa dạng nhiều thành phần đến tận các vùng, các địa bàn dân cư, đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá của sản xuất và đời sống; Chú trọng phát triển thị trường ở nông thôn, vùng sâu và miền núi. Khai thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế để mở rộng thị trường. Xây dựng và nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn gắn với cụm dân cư tập trung, các tuyến đường giao thông, các điểm du lịch tạo thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa bàn. Chú trọng phát triển các trung tâm thương mại Hoàn Lão, Thanh Khê, Lý Hòa, Xuân Sơn. Mở rộng mạng lưới dịch vụ lên khu vực phía Tây và hai bên đường Hồ Chí Minh, cải tạo và nâng cấp các chợ cũ, phấn đấu xây dựng mỗi xã có 01 chợ. Đến năm 2012 toàn huyện có 2 siêu thị và 33 chợ. Có kế hoạch để xây dựng chợ cửa khẩu Cà Roòng – Noọng Ma. Đầu tư để hoàn thành và hoàn thiện các thị trấn, thị tứ là trung tâm kinh tế – xã hội, dịch vụ thương mại, từ đó là vệ tinh tạo đà cho nông thôn phát triển dịch vụ thương mại. Củng cố và hoàn thiện các chợ có về quy mô, về hàng hóa lưu thông mua bán ở các thị trấn, các cụm vùng…

Hình thành nhanh chóng mạng lưới dịch vụ kỹ thuật, bưu chính viễn thông. Phát triển dịch vụ vận tải đường bộ và thuỷ. Hoàn thiện dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Phát triển dịch vụ nhà hàng khách sạn tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ.

Hình thành và xây dựng trên 24 km bờ biển thành các khu du lịch, tắm biển. Hiện tại đang có khu du lịch biển Đá Nhảy và khu du lịch Sao Biển đang đi vào thực hiện và xây dựng. Xây dựng khu du lịch sinh thái Phong Nha mang tầm quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)