Chiến lược tổng thể

Một phần của tài liệu Đánh giá so sánh sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ truyền thông di động việt nam tại thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.1.Chiến lược tổng thể

Được Chính phủ ban hành năm 2001, chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông của Việt Nam phác thảo mục tiêu chính sách tới năm 2010 và tầm nhìn dài hạn tới 2020.

- Nguyên tắc cơ bản: chiến lược này khá cởi mở, làm rõ mục tiêu của Chính phủ là cho phép cạnh tranh và sự tham gia của khu vực tư nhân và hội nhập Việt Nam vào cộng đồng quốc tế.

- Nguyên tắc chiến lược thứ hai: Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển Bưu chính Viễn thông trong một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý theo những cơ chế thích hợp.

- Nguyên tắc chiến lược thứ ba: Chủ động hội nhập quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin và an ninh quốc gia.

+ Đưa vị thế ngành viễn thông như một ngành dẫn đầu để thúc đẩy và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế tổng thể ở tất cả các vùng trong cả nước.

+ Đảm bảo cung cấp nhiều loại hình dịch vụ

+ Vào khoảng năm 2010 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điện thoại và truy nhập Internet đạt mức trung bình trong khu vực.

+ Áp dụng cạnh tranh, với mục tiêu để những nhà khai thác cạnh tranh đạt được 40-50% thị phần vào năm 2010.

+ Cải cách giá cước để làm giảm chi phí cho người tiêu dùng so với chi phí trung bình trong khu vực.

Chiến lược trên cho thấy một bước ngoặt rõ rệt trong quá trình tự do hóa của ngành viễn thông Việt Nam. Chiến lược này hướng đến trách nhiệm và vai trò mới và một điều quan trọng nhất là đặt ra những chỉ số cơ bản để thành công. Chiến lược này cũng là một đóng góp quan trọng để hoàn thiện luật pháp và những qui định quản lý[20].

Một phần của tài liệu Đánh giá so sánh sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ truyền thông di động việt nam tại thừa thiên huế (Trang 29 - 30)