TẦNG THỨ 35: ĐỊNH SAI THÁC, KHÔNG VONG VÀ NHẬN KHUYÊN ĐỎ, CHẤM ĐEN ĐỂ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 144 - 145)

NHN KHUYÊN ĐỎ, CHM ĐEN ĐỂ S DNG

Những vị cô, hư, quan sát, sai thác và không vong đều liên hệ với 120 phân kim và 60 giáp tý với xuyên sơn, thấu địa, cùng làm ở trong, ngoài bắt nguồn từ nguyên tắc 9x6 xung hợp, tương phối với thượng, hạ nhất của 8 quẻ như quẻ Kiền, không kể hào ở giữa, trên và dưới đều là cô dương mà không có âm phối. Quẻ Khôn, không kể hào giữa, trên và dưới đều là cô âm, không có dương phối: cho nên Kiền nạp vào Giáp, Khôn nạp vào Ất đều là 1 vòng từ Giáp tý đến ất Hợi. Dương Công bảo đó là mạch lãnh khí. Từ quẻ Khảm, trừ đi hào giữa, còn hào trên và dưới, đều là cô âm, không có tương phối. Quẻ Ly, trừ hào giữa, còn hào trên và dưới đều là cô dương, không có âm để phối, vậy Khảm nạp ở Mậu, Ly nạp ở Kỷ: mà Mậu Kỷ là sát diệu một vòng đi từ Mậu Kỷ đến Kỷ Hợi. Dương Công bảo đó là mạch bại khí. Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý: Nhâm Quý là hư, đi 1 vòng từ Nhâm Tý đến Quý Hợi. Dương Công bảo đó là mạch thoái khí. Quẻ Cấn trừđi hào giữa không kể, còn hào trên là dương, hào dưới là âm (tức âm dương cấu hợp). QuẻĐoài không kể hào giữa, hào trên là âm cấu hợp với hòa dưới là dương, là được 2 quẻ âm dương xung hợp: Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Bính

Đinh là vượng là 1 vòng đi từ Bính Tý đến Đinh Hợi; Dương Công bảo đó là mạch khí vượng. Quẻ Chấn, không kể hào giữa, còn hào trên là âm, hào dưới là dương. Quẻ Tốn, không kể hào giữa, còn hào trên là dương, hào dưới là âm. Hai quẻ này là âm dương xung hợp, vì là Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân; Canh Tân là tướng là đi 1 vòng từ Canh Tý đến Tân Hợi. Dương Công lấy đó là mạch của tướng, khí hợp với xuyên sơn thấu địa, lấy đó mà tác dụng. Vậy chia ra mỗi sơn có 5 phân kim, lấy Bính, Đinh là vượng; Canh, Tân là tướng; Mậu Kỷ là sát diệu; Nhâm Quý là hư; Giáp Ất là cô. Chia ra cho 24 sơn, thì số của mỗi sơn có 10 phân, cộng lại là 240 phân số. Tránh cô, hư, sát diệu 3 phân là chi tất vượng, tướng 2 phân thôi, như vậy tránh 48 phân về cô, hư; 24 phân về không vong; chỉ còn lại 48 phân là vượng tướng. Theo La kinh thì 1 độ ở ngay giữa khe tứ duy và bát can là đại không vong; một độ giữa khe chỗ phùng (là khép liên) của 72 long là tiêu không vong.

Xét thấy ở dưới độ của không vong thì viết 1 chữ vong ( ), dưới độ của sai thác, viết 1 chữ liễu ( ), dưới độ của quan sát có ghi 1 chữ nhân ( ). Chữ liễu tới xuyên sơn là hỏa khanh, tức là sai thác không vong. Chữ nhân tức là thấu địa hỏa khanh là quan sát. Mỗi 2 tầng phân kim có 3 khuyên đỏ, tới cả 48 vị vượng, tướng của xuyên sơn, thấu địa là phân kim châu bảo, nhất định của Tiên Hiền tác dụng.

TNG TH 36:

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 144 - 145)