HỢP CHU DỊCH VI THIÊN THÔNG

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 39 - 41)

Hoặc có người hỏi về nguyên tắc và quái lệ của 3 bàn: bản quái, nội quái, ngoại quái; đó cũng chỉ là một mối của lý khí mà ra; lấy 60 Giáp Tý của thấu địa phối hợp với Khảm làm thủy quái (quẻ thủy) 120 phân kim, Giáp Tý phối với sơn thành lối di quái. Lấy xuyên sơn 72 long Giáp Tý, phối hợp với thủy thành địa Tý quái; quẻ phối hợp thì lấy thấu địa làm nội quái, xuyên sơn làm bản quái, phân kim làm ngoại quái; 3 quẻ này:

1- Gọi là quẻ Liên Sơn. Vì nhà Hạ theo nhân thông, trên Kinh dịch lấy Cấn làm

đầu; Cấn là núi liền liền vô tận.

2- Gọi là quẻ Quy tàng. Vì nhà Ân theo địa thông nên Kinh dịch lấy Khôn làm

đầu; Khôn là đất, nói: vận vật đều quy tàng ở trong đất.

3- Gọi là quẻ Chu dịch. Vì nhà Chu theo thiên thông nên Kinh dịch lấy Kiền làm

đầu là ý nói: đạo trời vận chuyển, lưu hành vô cùng biến hóa không ngừng vậy.

Ba quẻ này rất tinh vi, nếu không phải là những thầy thông minh thì không thể nghiên cứu được những bí ẩn. Tôi được thầy dạy tâm truyền riêng cho nên biết được chút ít mà viết ra đây, muốn mọi người cùng biết. Ba quẻ dịch trên là sự phân phối của 60 long, nên lấy dùng

được, rất là hay. Chủ yếu vào khí vận của thiên địa; gọi là địa mạch: là khí đi dưới đất, hình chiếu lên trời, vì vậy sinh khí của trời đều ứng vào các quẻ; tức là thông cả luật là thiên địa khí cảm mà ứng. Đây chuyên bàn về tuyển trạch (lựa chọn cái tốt) lấy các hào của quẻ hỗn thiên để bổ trợ cho lai long và tọa huyệt, thì được vạn toàn, đến căn cứ vào thiên tinh, địa diệu làm chủ chốt. Học về địa lý có người chuyên dụng về loan đầu; có người chuyên dụng về

thiên tinh; chia ra phe phái phân biệt, mỗi môn làm 1 cách. Nhưng vì họ không biết rằng: loan

đầu là thể, thiên tinh là dụng; thể và dụng đều liên quan với nhau làm cái trong cái ngoài vậy. Tinh tú trên trời chia ra khắp núi sông, khí lưu hành dưới đất, phản ứng lên Trời, nói rằng: “Địa thừa thiên khí” mà lưu hành.

Ông Lý Thuần Phong nói: từ đông nam tới tây bắc của thiên thể có đường kính là 357.000 dặm. Mỗi phương là: 89.250 dặm. Từđất lên trời là 84.000 dặm. Vì vậy người ta nói: lập phương hướng mà sai 1 Ly là sai đi ngàn dặm. Kinh sách nói: Đất có 4 thế, khí theo 8 phương, 4 thế là Dần, Thân, Tị, Hợi, là chỗ ngũ hành mới sinh, vậy nên Dần là đầu của phương đông, Tị là đầu của phương nam, Thân là đầu của phương Tây, Hợi là đầu của phương Bắc. Khí của 4 phương sinh đó, đi ở trong đất mà vận lên trời. Ở trên trời thì bàn về

thời tiết, ở dưới đất thì bàn về hình thể. Lấy thời tiết để xem hình thể. Lấy hình thểđể nghiệm về khí tiết. Vì vậy nên khí thịnh khí suy, có khi đầy khi rỗng (hư). Sơn của 4 thể sinh ra long ở

8 phương, 4 thể làm đầu mối cho ngũ hành hóa sinh. 8 phương làm tông tích chỗ ngũ khí tới lui. Bởi vậy nên lý khí của xuyên sơn, tức là phải được có loan đầu, thừa cái sinh khí đó dẫn vào huyệt, thì tự khắc có phúc đưa tới.

HỢP XUYÊN SƠN QUÁI, CHU DỊCH THIÊN THỐNG THỨC

Trên đây là 60 quẻ hợp với 72 long, tham hợp với 72 thời hậu trong mỗi năm. Mỗi quẻ

TNG TH 12:

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)