BÁT TỰ QUYẾT

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 104 - 105)

PHÙNG CHÂM THIÊN BÀN BIÊN LAI, KHỨ THỦY

BÁT TỰ QUYẾT

LOAN, ĐẦU, CÂU, CHUYỂN, XUNG, XA, GIẢI, CHIẾU

Giải thích: 8 chữ trên là danh tự để gọi về hình dạng của thủy chảy đi, hoặc chảy chầu lai, lành hay dữ v.v…

LOAN: là khuất khúc như hình chữ chi, chữ huyền, chữ cửu, vì có đi có lại thì đều là tốt, lành và cũng không hại gì cả, nếu ở phương xấu. Vậy trong kinh nói rằng: “thủy đáo chi huyên mạc vân phương” ý nghĩa đó. Rất kỵ phản bối, là quay lưng phản vào thì hung xấu.

CÂU: là có ca cong như lưỡi câu quay về, hoặc thủy khứ, hoặc thủy qua ngang ở gần, ở

xa cũng nên các vị, nếu vị hung cũng có họa phúc họa như vậy.

ĐẦU: là cái sa nó ôm thu lại, như là cái nước ở nội đường, liền với huyệt sơn chảy đi ra, mà có sa ở đằng trước nó ôm thu dừng ở lai thì phần nhiều là phát tài. Nhưng thuộc phương hung cũng có thể sinh ra hung họa, ở phận phòng nào thì ứng về phòng ấy. Rất kỵ là ở đằng trước quay lưng lại, ôm chặt lấy nghịch thủy chảy lại, là nghịch thai, phán cầu thì bất cát.

CHUYỂN: là nước đã đi qua rồi, mà lai chuyển hồi, hoặc đi qua hà thành toàn chuyển, tức là quay trở về, có cái cát, có cái hung, tùy ứng ở phương vị, chuyển mà hữu tình thì đa cát tường, ít hung. Rất kỵ là nghịch thai, quay lưng vào huyệt.

XUNG: là thủy lai, quay ngang, xung vào huyệt, đại xung hay tiểu xung đều là bất cát; bất luận ở phương vị cát, hung. Chỉ lấy phương vị để đoán, nghiệm xem có tai họa nhiều hay ít thôi, ứng vào con trưởng hay con thứ mấy…

XA: là dòng thủy chảy thẳng như mũi tên bắn vào huyệt, là đại xa, hay tiểu xa, đều là hung sẽ lấy phương vị cát hay hung mà đoán xem phát họa lớn hay nhỏ, phân biệt ứng vào phòng nào.

GIẢI: là dòng nước lớn, ở cáo hơn chảy lại đuổi hết dòng tiểu thủy ở chỗ trước, chảy tản mất nước ở chỗ thấp, gọi là giải (tức là giải tỏa) cái cát thủy, giải cái hung thủy, thì hung thủy hóa ra cát. Có cái hung thủy, giải mất cát thì cát thủy cũng thành hung, hoặc huyệt ở dưới thấp, thấy thủy ở trên cao chảy lại cũng gọi là giải. Nên phân biệt vị cát, vị hung.

CHIỀU: là soi ánh sáng vào, những chỗ chứa nước như là: hồ, ao, đầm, vũng thùng, hồ

mà không khô cạn đều là chiều cả. Có cái cát, có cái hung, nhưng cốt là ở gần nhà hay phân mộ thấy chiều tới mà nghiệm, nếu có khuất không chiều vào được thì không ứng.

GIẢI: như chỗ tích thủy ở phương Tuất, Kiền chiều vào dương trạch thì Kiền nó khởi từ

phương Tốn kéo đến, ý là Kiền nó khởi sinh từ cung đối diện với cung chiếu đó, nhất định

đúng không sai, chỗ khác cũng như vậy.

Những nhà ở và mồ mả, mà cái thủy ở gần liên tiếp Giáp với đất ở hoặc huyệt sơn mà khô khan, rất quan hệđến họa phúc, hoặc chảy từ trên cao rớt xuống, hoặc chảy đâm thẳng ra, hoặc chảy vào hung vị thì thấy tai họa đến ngay ! Nhà địa lý có phép chiêu thủy, là lấy huyền không ở phương vị sinh, vượng, hưu, tù làm chủ, tham hợp với thủy pháp 72 long của Dương Công để tránh táo hỏa phương, mộc tinh cục, âm sơn thủy phóng âm vị, dương sơn thì thủy phóng dương vị, từ vị tiểu thần chảy vào trung thần, trung thần chảy vào đại thần nên phóng ra phương vị là thiên can, mới được là hay. Tóm lại là lấy cái tượng cát của 24 sơn đã có ghi chép, là cửa ngõ của môn lộ phóng thủy là chuẩn đích

CHÚ THÍCH: Con trưởng thì lợi về thủy bên hữu, tức Ngọ thủy lai, thứ 2 thì lợi thủy bên tả, tức Nhâm thủy lai, con thứ 3 thì lợi về thủy đằng trước mặt, tức Dần thủy lai.

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 104 - 105)