THU THỦY NẠP CUNG VỊ

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 99 - 100)

PHÙNG CHÂM THIÊN BÀN BIÊN LAI, KHỨ THỦY

THU THỦY NẠP CUNG VỊ

Tiên hiền bói nghiệm để tìm địa, trước hết coi sơn, sau mới coi thủy. Vậy có câu: “Huyệt tại sơn phúc họa tại thủy”, phép điểm huyệt thì lấy thủy đểđịnh; thủy tính động là dương, sơn tính tĩnh là âm cho nên bảo: sơn là vợ, thủy là chồng, vợ theo chồng là quý vì thủy ứng nghiệm mau chóng hơn. Sa rất quan hệđến sự thịnh, suy của âm phần và dương trạch. Được thủy là thượng hạng cát ở chỗ giữa huyệt thấy bên tả, bên hữu và trước huyệt có nước chầu về, thì kể từ chỗ trước mặt hiện trông thấy là phát nguyên nộp cung vị đến minh đường hoặc ba dòng đều là âm thủy thì lập âm hướng về thu lấy hoặc 3, 4 dòng đều là dương thủy thì lập dương hướng để thu lấy là thành cục hoặc có 1 dòng là âm thủy ở trong 4 dòng là mất một cũng không hại.

Tóm lại là: chỉ kể từ chỗ phát nguyên ấy làm đích còn chỗ thủy đi qua ở ngoài cùng đó không cần bàn đến. Hoặc nhất khai có 1 dương mà lập hướng tức là phá cục. Vậy không bao giờ được dùng âm, dương lẫn lộn mà thủy khứ nên chảy phóng vào cùng thiên can chứ không nên phóng vào địa chi

Tiên Thánh nói:

“Vạn thủy tận tòng thiên thượng khứ, Tâm địa tu hướng địa trung hành”

“Sơn dữ bút hốt hào trong quái Thủy cứ chi huyền mặc vấn phương Hạ sa thu tận nguyên đầu thủy Nhi tôn mãi tận thế gian điên”

Nghĩa là: Sơn và hình thế như ngòi bút, như cái hội trang bày đẹp ở gần chung quanh dòng nước đi như hình chữ chi, chữ huyền tức là gấp khúc quanh co thì không cần hỏi đến phương vị, tức là phương xấu cũng hóa tốt vậy.

Hạ sa là cái sa mãi dưới thủy thổ chạy đi mà ôm lại thu ngăn được nước từđầu nguồn xuống thì con cháu giàu lắm, là “phú gia địch quốc”

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)