TỰ HỢP NỘI ĐỊA BÀN LÀN HỊ BÁT GIA GIÁO

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 113 - 115)

Tiên thánh đã tường về phép phân kim nói rằng: trước hết lấy Tý Ngọ làm tiêu chuẩn có

định vị của sơn cương sau lấy trung châm và đo lường rồi cách gia giảm 3 – 7 và 2 – 8 chẳng cần bàn cãi với ai nữa ! Nội bàn gồm có 24 sơn gọi là chính châm hay là địa bàn. Nội bàn chia ra làm 8 phương vị cốđịnh đã tương ứng với thời tiết của năm tháng. So sánh với vị trí của Tý Ngọ ở ngoại bàn thì ở trước Tý Ngọ của nội bàn nữa vì ngoại bàn gọi là thiên bàn, gọi là phùng châm hay còn gọi là lòng châm nữa. Đây là theo thiên ký xoay về bên tả nên phương pháp của bàn này, căn cứ vào khí trời có trước nửa tháng, rồi mới ứng vào vạn vật. Cho nên chữ Tý của thiên bàn so với chữ Tý của địa bàn trước nửa vị là ứng với thiên khí, biến chuyển, vật hành, là sự dùng cách gia giảm. Vậy lấy Lạc thư ngang, dọc 16 cái, 15 số cộng

được 240 phân, như ở giữa chỗ Tý Ngọ hợp lại (tức là phùng chung) mỗi bên có 120 phân kim, chuyên dùng để tác huyệt, định hướng. Mỗi phân kim có 5 vị cát và hung chứ không riêng 1 thứ, như Hợi sơn, một cung có: Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi, Quí Hợi phân biệt. Nội bàn Đinh Hợi phân kim là 2 – 8. Ngoại bàn Canh Tuất phân kim là 3 – 7. Như vậy là sơn Hợi kiêm Nhâm 2 phân là nói Tân Hợi phân kim 2 – 8 ở đây là dụng, nên bảo là kiêm gia phép. Lấy Bính, Đinh, Canh, Tân làm vượng tướng, bảo là phân kim hợp được 72 long xuyên sơn quẻ lại gặp 9x6 là xung hòa là quẻ tốt, tức là đắc quái pháp mỗi chi ở dưới có 5 phân kim nhưng chỉ lấy Bính Đinh làm vượng, Canh Tân là tướng, tránh Giáp Ất là cô, Nhâm Quý là hư, Mậu Kỷ là sát diệu. Chính châm phân kim không hợp, phải tham hợp với phùng châm là dùng phép gia giảm 3 – 7. Nếu phối quái thì lấy 64 quẻ trong đó trừ đi 4 quẻ tứ chính là Khảm, Ly, Chấn, Đoài là “âm dương đối chiêu” gọi là ngũ hành mộc dục bại địa tọa hướng phải kỵ. Đem 60 quẻ phân phối với 60 Giáp Tý. Lấy quẻ Sơn lôi di, Thủy thiên nhu, Địa lôi phục, Thủy lôi truant, Địa sơn khiêm làm thứ tự tôn trọng đó là quẻ của 120 phân kim. Tra xét quẻđó lên hay xuống, lấy đủ cái dụng của 2 việc là tuyển trạch, thừa khí. Về gia giảm 3-7 và 2-8 đó là nói số của 4 mà 4 thiếu là cái động cơ sinh trưởng của âm dương. Tứ thiếu là 3-7 là thiếu dương, 2-8 là thiếu âm. 3 là vị của thiếu dương, 7 là số của thiếu dương. 2 là vị của thiếu âm, 8 là số của thiếu âm. Như Tý sơn Ngọ hướng kiêm Quý Đinh 3 phân. Ở nội địa bàn thì Canh Tý, Canh Ngọ phân kim là 2-8 gia giảm. Ngoại là ai thiên, bàn thì Tý sơn, Ngọ hướng kiêm Nhâm, Bính 3 phần Bính Tý, Bính Ngọ phân kim là gia giảm 3-7. Bính, Đinh, Canh, Tân đều là khí sinh, vượng trên và dưới là cô, hư, quy Giáp không được đụng đến nhau, còn việc đặt giây thì phải ở khoảng 3-7 và 2-8, cả nội ngoại 2 bàn kiêm tham đều sử dụng ở bàn phùng châm. 120 phân kim là thiên (lệch) hay là chính (ngay) cả 2 bàn.

Quy giáp, nếu phạm vào thì ứng họa ngay

Tóm lại là trong 120 phân kim, có 24 phân là không vong; 24 phân là quy giáp, không vong; 24 phân là quỷ cát, đều phải tránh. Chỉ có được 36 phân kim là vượng, tướng là tốt, vẹn toàn cả 2 bên, là quẻ và phân kim. Lấy Bính, Đinh là vượng, Canh Tân là tướng, mỗi cái 2 phân, cộng là 48 phân là cát huyệt. Nên tránh: Giáp Ất là cô, Nhâm Quý là hư, Mậu Kỷ là sát diệu, hợp cộng là 72 phân đều là hung ác huyệt. Tóm lại là lấy phép gia giảm 3-7 và 2-8 làm tác dụng của phân kim là hay nhất cả.

PHÂN KIM HUYỆT, KIẾP SÁT CA

Phiên âm:

Vong mệnh thuộc kim tu kỵ hỏa Hỏa mệnh vưu kỵ thủy tương quan Mộc mệnh phùng kim, quân cánh kỵ Thủy mệnh phùng thổ, bất tương an Thổ ngộ thủy âm, tối khả úy

Phạm chi tai họa, thực nan dương Phùng sinh, sinh xứ, tu kham thủ Thụ khắc phân kim, tai chung tiến.

Nghĩa là: Người chết mệnh thuộc kim, tức kim mệnh thì không được phân kim đặt huyệt vào hỏa vị. Người mệnh hỏa thì kiêng thủy độ, người mệnh mộc thì kiêng kim độ. Người mệnh thủy chôn vào thổ vị không yên, người mệnh thổ chôn vào thủy vị rất sợ. Nếu phạm vào thì tai họa không chịu nổi, gặp được vị là tương sinh với mệnh thì tốt, nếu bị khắc của phân kim thì họa buộc cả vào.

NỘI BÀN PHÂN KIM THỨC

Đây là nhị bát (2-8) gia giảm. Đây là 2 tầng phân kim, lấy nghĩa lý ở trong 12 chi của tiên thiên, mỗi chi có 5 chữ nhỏ, bỏ những chữ của cô, hư, không vong, sát diệu không chép, chỉ có chép 2 cung là vượng tướng thôi.

TNG TH 21:

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 113 - 115)