Thiên tướng tức là thái dương Thiên đế là nguyệt thủy đế
Thiên đế thuận hành 12 tháng, để ban bố mệnh lệnh tứ thời (4 mùa). Thiên tướng thì nghịch hành 365 độđể tuyên dương công dụng của bát tiết (8 tiết khí)
Tiết đại hành thì thiên đế ở Sửu, thiên tướng ở Tý, giao hội ở khoảng Tý Sửu vậy vạn vật trước sau được hoàn thành. Kinh dịch nói rằng: hoàn thành ở Cấn. Tiết vũ thủy thì thiên đế ở
Dần, thiên tướng ở Hợi, giao hội giữa Dần Hợi, mà Sửu Dần phụ lực vào Cấn ở phương đông bắc
Tiết xuân phân thì thiên đế ở Mão, thiên tướng thì xét Mão, mà Mão với Tuất phù hợp, Giáp Ất hợp ở Chấn là chính lệnh tiết của mùa xuân, nên muôn vật phát sinh trưởng. Kinh dịch nói: Đế xuất ở cung Chấn
Tiết cốc vũ thì thiên đế ở Thìn, thiên tướng ở Dậu, mà Thìn Dậu giao hội nhau, vạn vật
đều tương tế. Kinh dịch nói: tế thì ở cung Tốn
Tiết tiểu mãn thì thiên đế ở Tị, thiên tướng ở Thân, Tị với Thân giao hội nhau, Thìn Tị
Tiết hạ chí, thiên đế ở Ngọ, thiên tướng ở Mùi, Ngọ, Mùi hội hợp nhau, Bính, Đinh thì phù trợ vào Ly, chính là tiết lệnh của mùa hạ, muôn vật đều tốt tươi, kinh dịch nói: tương kiến (cùng thấy) ở Ly
Tiết đại thử, thiên đế ở Mùi, thiên tướng ở Ngọ, Ngọ, Mùi hội hợp nhau, thì vạn vật
được dưỡng dục (nuôi nấng). Kinh dịch nói: Chí dịch hỗ Khôn (muôn việc đều thực hiện ở
cung Khôn)
Tiết xử thử, thiên đếở Thân, thiên tướng ở Tị, Tị, Thân thì giao hội nhau. Tân, Mùi giúp lực cho Khôn ở phương tây nam
Tiết thu phân, thiên đế ở Dậu, thiên tướng ở Thìn; Dậu với Thìn được giao hợp. Canh, Tân phù trợ cho đoài. Dậu chính là lệnh tiết của mùa thu, nên muôn vật nói là thành. Kinh dịch nói: thuyết ngôn hỗđoài, là ý nghĩa đó.
Tiết sương giáng, thiên đế ở Tuất, thiên tướng ở Mão, mà Tuất với Mão thì hội hợp nhau, là âm dương tương bạc. Kinh dịch nói: Chiên Hồ Kiền là ý nghĩa đó.
Tiết tiểu tuyết, thiên đế ngụ ở Hợi, thiên tướng ở Dần, mà Hợi với Dần hội hợp nhau. Tuất và Hợi thì phù trợ cho Kiền ở phương tây bắc.
Tiết đông chí thì thiên đế trở về ngôi bắc cực ở Tý cung, thiên tướng phúc mạnh ở cung Sửu để tường trình, báo cáo công việc. Nhâm và Quý phù trợ cho Khảm, đó chính là lệnh tiết của mùa đông, muôn vật trở về nghỉ ngơi (ẩn dật), chữ gọi là “vạn vật quy tàng”. Kinh dịch nói: lao hồ Khảm (khó nhọc ở cung Khảm), ý nghĩa như vậy đó.
Xem như đây, ta thấy tạo hóa, vạn vật đều là tùy ở chỗ xuất nhập của thiên đế và thiên tướng mà ra, vào, ẩn, hiện vậy. Cả 24 tiết âm dương cũng tùy thuộc ở 2 vị đế, tướng mà thăng, giáng, thấy sự liên quan rất nhiều. Sự hành chi rất rõ rệt. Có thể quý nhân sự là vị Thánh vương lấy đạo lý thi hành để trị vì dân gian, các vị trung thần lấy lương tâm để giúp nước, lý rất xác đáng vậy, đó là tiên thánh định luật phát minh, khai mở bậc khóa cho hậu học, ân đức thật là cao dày.
Tóm tắt lại, đã khám phá ra được sự bí tàng của thiên cơ, là đặt tên ra vị thiên đế và thiên tướng, mà hội hợp nhau ở giữa khoảng ranh giới của Tý Sửu, hội nhau ở khoảng độ Ngọ Mùi
ĐỒ THỨC 12 CUNG XÁ CỦA THÁI DƯƠNG
Đây là 12 cung, mỗi tháng đi qua 1 cung, đó là cho nhà sơ cư của 12 vị thân tướng. Thái dương mỗi tháng đều đi qua ghé 1 cung.
TẦNG THỨ 31: