NGŨ HÀNH CHÍNH? LUẬN VỀ LONG SỞ THUỘC

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 33 - 35)

Hợi, Nhâm, Tý, Quý ở phương bắc thuộc về thủy; Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn ở phương

Đông thuộc mộc; Tị, Bính, Ngọ, Đinh ở phương nam thuộc hỏa; Thân, Canh, Dậu, Tân, Kiền

ở phương Tây thuộc kim; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Khôn, Cấn ở 4 phương góc thuộc thổ. Đó là lão tổ tông của ngũ hành.

Ngũ hành là cương lĩnh (đầu mối) của âm dương là quyền hành (cán cân) của tạo hóa, suốt từ xưa đến nay những bậc triết sĩ xoay trời chuyển đất vận dụng Kiền, Khôn, những hạng anh hung vận trù vĩ đại, cao nhi tri vãng, tri lai, tri cơ, chi biến, phóng thủy, bát sa, biến phương, lập hướng v.v… chưa có ai bỏ ngũ hành đó mà vận dụng bằng cái khác. Có những tên gọi: 1-Ngũ hành; 2-Ngũ sự; 3-Bát chính; 4-Ngũ kỷ; 5-Hoàng cực; 6-Tam đức; 7-Kê nghi; 8-Thứ trung; 9-Ngũ phúc; 10-Lục sự.

Hành mộc ở phương đông chủ về nhân; hành kim ở phương Tây chủ về nghĩa; hành thủy

ở phương bắc chủ về trí; hành hỏa ở phương nam chủ về lễ; hành thổở trung ương chủ về tín; vì vậy 24 sơn trong la bàn thì thủy hỏa ở 4 sơn, kim mộc đều ở 5 sơn, chỉ có thổở 6 sơn. Thổ

châu trung ương là sơn quý nhật. Vậy nên vạn vật sinh ra ở trong thổ mà la kinh gồm tóm có hơn 30 tầng chẳng hay bỏ ngũ hành mà dùng cái khác được. Lại theo Hà đồ long mã hiến thụy hóa ra thiên can, địa chi là nguồn gốc ởđó vậy

Thiên: 1 sinh ra Nhâm thủy; Địa: 6 quý hoàn thành; Địa: 2 sinh Đinh hỏa; Thiên: 7 Bính hoàn thành. Thiên: 3 sinh Giáp mộc; Địa: 8 ất hoàn thành; Địa: 4 sinh Tân kim. Thiên: 9 canh hoàn thành; Thiên: 5 sinh mậu thổ; Địa: 10 kỷ hoàn thành; đó là 10 can

1-6 ở dưới mà sinh ra Hợi, Tý thủy; 2-7 ở trên mà sinh ra Tị, Ngọ hỏa; 3-8 ở bên tả mà sinh ra Dần, Mão mộc; 4-9 ở bên hữu mà sinh ra Thân, Dậu kim; 5-10 ở giữa mà sinh ra Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thổ. Đó là 12 chi

Bậc Thánh Hiền nhân bát quái này mà suy ra thiên thời, dùng địa chi để phối với thiên can; là lấy thiên: 1 sinh thủy mà lấy Khảm là ngôi vị của thủy, nên ở chính bắc; Quý được cái âm thủy nhu của địa huyệt nên quý ở sau Tý. Thủy không ngừng thì chảy đi, mà không trở lại nên phải lấy thổđể ngăn lại thì mới có thể sinh vật; Sửu là thổ nhu, nên Sửu ở sau Quý, Cấn là sơn và là thổ cương, nên Dần ở sau Sửu mà ở phương đông bắc, đó là thay Chấn để sinh trưởng vạn vật. Thổ hợp lại mà hóa ra khí để sinh mộc. Dần là tạp mộc nên Dần ở sau Cấn. Giáp được tam dương mộc là cường của thiên, nên ở sau Dần. Chấn là ngôi của mộc, vậy Mão ở chính đông ất được khí âm của địa; ất là mộc nhu nên ở phía sau Mão. Mộc phải cần thổ mới tươi tốt; Thìn là ngôi chính khí của thổ, nên Thìn ở sau ất là mộc tạp dương; mộc không vượng thì không thể sinh hỏa nên Tốn là vượng mộc mà ở sau Thìn; vượng dứt thì phải nhờ để sinh vậy lấy hỏa sinh. Tị là sơ khí của hỏa, nên Tịở sau Tốn, Bính được hỏa của thiên: 7 là dương cương nên Bính ở sau Tị. Ly là vị chính của hỏa nên ở chính nam. Đinh được âm khí của địa: 2 là hỏa nhu nên Đinh ở sau Ngọ; hỏa vượng thì hẳn là ngưng lại để sinh thổ nên Mùi ở sau Đinh. Khôn là thể của thổ là chính khí của thổ, nên Khôn ở sau Mùi, thổ vượng tất sinh kim Thân là sơ khí của kim, nên Thân ở sau Khôn. Canh được dương khí của Thiên: 9 là cương kim, nên Canh ở sau Thân. Đoài là vị trí của kim nên Dậu ở chính Tây, Tân được âm khí của địa: 4 là nhu kim, nên Tân ở sau Dậu; kim không thổ thì không thành kim; Tuất là phương chính của thổ nên Tuất ở sau Tân. Kim là tạp khí của âm; nếu kim không thịnh thì khổng thể hóa được, nên Kiền là vượng kim mà ở sau Tuất, cực vượng mà hóa thành, sở dĩ

sinh thủy vậy; Hợi là sơ khí của thủy nên Hợi ở sau Kiền. Nhâm được dương khí của thiên: 1 là thủy cương nên Nhâm ở sau Hợi, do đó mà 24 vị có định cục vậy. Tôi thường đọc Kinh dịch nên biết sự vận chuyển của trời đất và thứ tự hành độ của các vì tinh tú không sai. Người ta nói: “Kiền ngộ nạp Tốn quan nguyệt quật, Khôn phùng Chấn dĩ Kiền thiên căn”. Nguyệt quật là lỗ hang của mặt trăng, thiên căn là gốc rễ của trời. Xem đó có thể thấy dương sinh ở

Ngọ, âm sinh ở Tý; âm dương ở đúng chỗ thì 4 mùa lưu hành muôn vật sinh trưởng sáng tỏ

vậy.

Phương bắc khí cương nên có vẻ nghiêm khắc, dữ dội; phương nam khí nhu nên có tính hòa hoãn (ôn hòa). Vì vậy đất ở phương nam lấy oa, kiềm, nhũ, đột làm bằng cớ. Thế ở

CHÍNH NGŨ HÀNH THỨC

Đây là địa lý gia luận về sơn khắc, vong mệnh, kỵ nạp âm chính là thế vậy. Chính ngũ

hành xuất ở Hà đồ: 1-6 ở dưới sinh ra Hợi, Tý thủy. Thiên 1 sinh ra Nhâm thủy; địa 6 hoàn thành ở Quý; thiên 1 sinh Khảm thủy mà địa 6 hoàn thành ở Kiền. Đấy chỉ là một cục, các cục khác cũng thế sẽ suy ra.

TNG TH 9:

Một phần của tài liệu La Kinh Thấu Giải (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)