Gọi là tiên thiên kinh bàn (La kinh). Là cái La kinh trước hết, phân ra bát quái để định phương vị, lập hướng, tiên thiên địa chi, chỉ có 12 chi ở 12 vị; gọi là 12 lôi môn làm thi cốt long, lấy chính trâm làm luận định. Tý, Ngọ, Mão, Dậu là ngôi chính của trời đất; Dần, Thân, Tị, Hợi là nơi trường sinh của ngũ hành; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là chỗ ngũ khí quy nguyên (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trở về gốc) cho nên hậu thiên vận dụng chính tram; thì chi nào cũng có chính đính (chơn chính). Địa chị thuộc âm tĩnh mà không động. Hậu thiên thêm vào tứ duy và bát can; tứ duy là Kiền, Khôn, Cấn, Tốn; bát can là Giáp, Canh, Bính, Nhâm, Ất, Tân,
Đinh, Quý thuộc về dương và chủđộng, lấy ở giữa ranh giới của 12 chi dương ? Là lúc khí hậu thay đổi ở khoảng đó. Nên ở khoảng thiên địa là có âm, cần phải có dương, tức như trong âm chi có dương can không thể hỗn độn được; âm nhờ dương nên không bị hư, dương nhờ âm nên không bị cô (lẻ đơn). Hai khí tự nhiên có sự hóa sinh, sinh hóa huyền diệu. Chế tạo ra chính trâm cũng không ngoài sự biến hóa của 12 chi; địa bàn vốn làm gốc rễ của trung tâm, phùng trâm và xuyên sơn, thấu địa. Những ngôi sinh vượng hưu cửu của ngũ hành, hoặc thường lệ của âm dương thuận, nghịch di chuyển tựởđây (12 địa chi) mà suy ra. Trên có thể
phân độ của các vị tinh tú, dưới có thể hoạch định được địa phận của các phương, rất huyền diệu và đầy đủ. Người trí thức nên thuộc hiểu cái đó.
Đời sau người ta dung chính trâm phần 24 sơn là gốc do vua Văn Vương hoạch định bát quái, mỗi quái quản tam sơn (3 phương vị):
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu ở 4 ngôi chính; tức là Khảm, Ly, Chấn, Đoài là bốn quẻ tang (ẩn giấu)
ĐỊA VỊ CỦA TỨ CHÍNH VÀ TỨ QUY
BÁT QUÁI CHÍNH VỊ PHỤ VỊ TẢ HỮU THUỘC QUẺ
Khảm: chính bắc Nhâm Quý Tàng Ly: chính nam Bính, Đinh Tàng Chấn: chính đông Giáp, Ất Tàng
Đoài: chính tây Canh, Tân Tàng Kiền: tây bắc Tuất, Hợi Hiển Khôn: tây nam Mùi, Khôn Hiển Tốn: đông nam Thìn, Tị Hiển Cấn: đông bắc Dần, Sửu Hiển
Trong đây gồm đủ cả chính vị thiên, ngang trời dọc đất đều thấu suốt hết cả, dung để
cách long, định huyệt, lập hướng, thừa phong, tiêu sa, nạp thủy, cất nhà, an phần, trọn phối âm dương, tác dụng rất rộng rãi, vô cùng. Trong này, bày lục Giáp tại bát môn thì suy ra ngũ vận lục khí, ngũ hành điên đảo; còn dùng nhiều việc khác vô cùng vậy. Cổ nhân có câu: “Thác đắc ngũ hành điên đảo điên, tiên thị nhân gian địa trung tiên”, nghĩa là: biết được phép của ngũ
hành xoay chuyển xuôi ngược, đảo lộn, tức là Tiên trong thế gian rồi.
Biết thì làm được hợp long, huyền quang thông khiếu. Phép dùng thì trước hết đặt La kinh trên long tích (sông đất rõ lên) chiều phân biệt 4 cái đại thủy khẩu, rồi sau lấy đến tả
toàn, hữu toàn và luận định: Thánh hiền xưa nói:
“Ất Bính giao nhi su Tuất Tân Nhâm hội nhi tụ Thìn
Sửu ngưu nạp Canh Đinh chi khí Kinh dương thi Quý, Giáp chi linh”
Bốn câu quyết này bàn về lý khí của tiên thiên, hậu thiên; cần nhớ hiểu tường tận về 4 cái thủy khẩu của 4 cục
Ví dụ:
1-Như phương Mão, thủy từẤt chuyển ngược lại là hữu toàn tức thì Ất thuộc âm mộc, thì phải phối hợp với thủy ở phương Bính là dương hỏa rồi chạy ra phương Tuất là thủy khẩu của hỏa cục, thì được là phu thê tương phối (vợ chồng sánh nhau). Nếu phối hợp với thủy ở
phương Canh chảy ra phương Sửu, hoặc phối với Giáp chảy ra Mùi, hoặc phối với Nhâm chảy ra Thìn thì phạm về bệnh dương sai, ví như nam nữ gặp nhau ngoài đường mà nhận càn làm chồng làm vợ vậy.
2-Như phương Ngọ, thủy từ Bính thuận qua tả toàn, tức thì Bính là dương hỏa, thì phải phối hợp với thủy ở Ất là âm mộc rồi chảy ra Tuất là thủy khẩu; thế là phu thê tương phối thì tính dùng tốt. Nếu Tân thủy mà xuất Thìn, hoặc phối với nước ở Quý mà ra Mùi, hay phối
Đinh mà ra Sửu, thì ví như gặp người đi đường mà nhận bậy làm vợ; vậy bảo là phạm bệnh âm thác (sai âm nhầm)
Đoạn 1 và 2 là nghĩa của câu “Ất Bính giao nhi su Tuất”
3-Như phương Ngọ mà thủy từ Đinh quay ngược lại là hữu toàn, vì Đinh là âm hỏa thì phải phối hợp với Canh, là dương kim, mà ra Sửu là thủy khẩu thuộc kim cục, thì được phu thê tương phối là đúng cách. Nếu phối bính xuất Tuất phối Giáp xuất Mùi, phối Nhâm xuất Thìn thì ví là gặp người ngoài đường mà nhận liều làm chồng, là phạm về bệnh dương sai
4-Như phương Canh quay thuận về Dậu là tả toàn thủy; vì Canh là dương kim thì phối hợp với Đinh là âm hỏa xuất Sửu là được phu thê tương phối. Nếu phối xuất Thìn hoặc phối quý xuất Mùi, hay phối ất xuất Tân là phạm về bệnh âm thác, như ví gặp người ở ngoài đường mà bảo láo là vợ
Đoạn 3 và 4 là ý nghĩa của câu “Sửu ngưu nạp Đinh Canh chi khí”
5-Như phương Tân quay ngược lại Dậu là hữu toàn thủy, vì Tân là âm kim, phải phối với Nhâm là dương thủy mà xuất Thìn là được với sánh với chồng. Nếu sánh với Canh mà chảy ra Sửu, hoặc sánh với Giáp ra Mùi, hay sánh với Bính mà ra Tuất, là phạm bệnh dương sai (tiện vi ngộ chi phu) ví như chồng gặp nhau ngoài đường
6-Nhưở Nhâm quay thuận đi phương Tý, là tả toàn thủy, vì Nhâm là dương thủy thì phải sánh với Tân là âm kim mà ra Thìn, là được phu thê tương phối. Nếu phối với Đinh ra Sửu, hoặc phối với Quý xuất Mùi, hay phối Ất xuất Tuất là phạm bệnh âm thác, nên bảo là vợ lầm bậy gặp ngoài đường.
Đoạn 5 và 6 giải nghĩa câu “Tân Nhâm hội nhi tụ Thìn”
7-Như từ Quý quay ngược lại phương Nhâm Tý, là thủy hữu toàn, vì Quý là âm thủy, thì phải phối với Giáp là dương mộc và xuất khứ Mùi khẩu; là thê giữ phu tương phối, thì mới
đúng cách. Nếu phối Canh xuất Sửu, hoặc phối Bính xuất Tuất, hay phối Nhâm xuất Thìn là phạm bệnh dương thác, nên như lộ ngộ chi phu.
8-Khứ thủy từ Giáp chảy thuận về Mão là tả toàn; vì Giáp là dương mộc, thì phải phối với Quý là âm thủy và xuất Mùi khẩu, là được phu thê tương phối. Nếu phối Tân xuất Thìn, hoặc phối Đinh xuất Sửu, phối Ất xuất Tuất; tức phạm lối âm thác, nên bảo rằng: gặp người đi
đường mà nhận xằng là vợ mình
Đoạn 7 và 8 giải ý nghĩa câu: “Kinh dương thi Quý Giáp chi linh”
Bốn cái đại cục này là lấy cái thủy nhập đường và xuất khứ khẩu (nước chảy lại minh
đường và chảy ra thủy khẩu), để phối hợp với long và tọa sơn.
Còn về tả toàn, hữu toàn của long nhập thủ, thì cũng lấy cái quay thuận, quay nghịch như
phép lệ của thủy.
Ví dụ:
- Như 5 cái long (mạch) nhập thủ là: Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn. 5 phương thì lấy Giáp, mộc là tả toàn long tức là trường sinh tại Hợi tính thuận đến Nhâm, lần chuyển đi thì vượng tại Mão, mộ tại Mùi. Nếu ở Ất quay ngược lại thì lấy ất mộc là hữu toàn long, tức là trường sinh tại Ngọ, tính nghịch lại Tị, lần chuyển thì vượng tại Dần, mộ tại Tuất.
- Như 4 cái long nhập thủ là Tị, Bính, Ngọ, Đinh; thì Bính hỏa là tả toàn long, tính thuận là trường sinh tại Dần, vượng tại Ngọ, mộ tại Tuất. Nếu từ Đinh quay ngược thì lấy Đinh là âm hỏa làm hữu toàn long, tính ngược lại thì trường sinh tại x, vượng tại Tị, mộ tại Sửu.
- Như 5 cái long nhập thủ là Thân, Canh, Dậu, Tân. Kiền là tả toàn thì lấy Canh là dương kim thì trường sinh tại Tị, vượng tại Dậu, mộ tại Sửu. Nếu là hữu toàn long, thì lấy Tân là âm kim; tức tính trường sinh tại Tý, vượng tại Thân, mộ tại Thìn.
- Như 10 cái long nhập thủ là: Hợi – Nhâm – Tý – Quý (thủy). Khôn – Càn – Thìn – Tuất – Sửu – Mùi (thổ) 10 phương, thì tả toàn là Nhâm thủy. Mậu thổ thì tính trường sinh tại Thân, vượng tại Tý, mộ tại Thìn. Hữu toàn thì lấy Quý âm thủy tính trường sinh tại Mão, vượng tại Hợi, mộ tại Mùi. Kỷ là âm thổ thì tính trường sinh tại Dậu, vượng tại Tị, mộ tại Sửu. Mậu Kỷ nhập vào Khôn Cấn; Mậu nhập vào Khôn, Kỷ nhập vào Cấn.
Phép này là lấy trong long nhập thủ, lấy thủy xuất mộ khố mà luận định phương vị, lập hướng, phải theo đúng như thế mà tiêu sa, nạp thủy. Các bậc Tiên Hiền đã kinh nghiệm xác nhận, tường tận minh bạch, hậu học nên thận trọng chớ có làm sai lầm.
ĐỊA BÀN CHÍNH TRÂM THỨC
Chính trâm là kim đỏ ở địa bàn chỉ giữa Ngọ ở phương nam; kim đen chỉ vào giữa chữ
Tý ở phương bắc. Lấy bát can thì theo phương Lộc, tứ duy thì theo phương Mộ.
Tám quẻ gồm 8 cung, mỗi quẻ quản 3 phương; chỉ có Kiền, Khôn, Cấn, Tốn là 4 quẻ
TẦNG THỨ 7: ÂM DƯƠNG LONG