Nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 75 - 82)

3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN

3.5. Nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một phương pháp hướng thành viên trong cộng đồng, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất chủ động tích cục tham gia vào quá trình phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, xác định những vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Nâng cao kiên thức và nhận thức về phòng ngừa thảm họa tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ và nhân dân

- Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức, các ngành và cộng đồng cùng các tổ chức hỗ trợ bên ngoài

- Định hướng quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cán bộ có trách nhiệm

Thiên tai lũ lụt và hạn hán làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo ở những vùng thường xuyên phải đối mặt, khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi cảnh nghèo đói lại bị tái nghèo. Thiên tai còn làm ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến

72

trường của học sinh, đặc biệt là ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sức khoẻ cộng đồng. Thực tế diễn biến thời tiết và thiên tai những năm gần đây đã cho thấy dự báo trên là hoàn toàn có cơ sở, trong khi lũ lụt, ngập úng ngày càng có xu hướng gia tăng, gây gia tăng thiệt hại về người và tài sản. Đáng chú ý, lũ lụt, úng ngập ở Quảng Nam trong 10 năm gần đây xảy ra với nhịp điệu mau hơn, ác liệt hơn thể hiện qua các năm 1999, 2004, 2007, 2009, 2010. Bên cạnh đó, trong mùa kiệt, việc suy giảm nguồn nước dẫn tới hạn hán, khan hiếm nước xảy ra thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Năm nào hạn hán cũng xảy ra. Mức độ gay gắt của hạn hán rất khó dự đoán và xác định trước. Hạn hán thiếu nước điển hình xảy ra gần đây trong các mùa khô 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 – 2005, 2006 – 2007, 2009 – 2010. Do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán được dự báo sẽ tăng lên khoảng một cấp trong những năm tới, tiếp tục gia tăng quá trình hoang mạc hoá, mặn hoá, rửa trôi, xâm thực, xói lở bờ sông, cát bay, cát chảy. Các thiên tai này đã gây thiệt hại tương đương 1,5%GDP, làm chết và bị thương hàng trăm người. Tuy nhiên những thiệt hại, đặc biệt về thiệt hại về người là hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như người dân nhận thức được việc quản lý rủi ro thiên tai. Bằng chương trình thông tin truyền thông, tổ chức lớp tập huấn về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, lập “kế hoạch làng xa an toàn” cho cộng đồng... nhằm thay đổi cơ bản nhận thức người dân như khắc phục thái độ chủ quan không chịu sơ tán trước nguy cơ bão lũ lớn, tránh xây dựng nhà cửa ở những nơi có khả năng xảy ra thiên tai, chủ động neo chằng nhà cửa, tích trữ lương thực, thuốc men; theo dõi sát sao dự báo thời tiết... cũng như thái độ tích cực với bảo vệ môi trường nước trong thời kỳ khô hạn.

Ngoài ra, cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, diễn tập và chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, chống, các điều kiện triển khai phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quảng Nam là tỉnh hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, trong đó thiên tai bão, lũ được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất hiện. Lũ lụt và hạn hán là những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự thay đổi về khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội, thiên tai nói chung, lũ lụt và hạn hán nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng một cách bất thường và gây thiêt hại ngày càng lớn hơn. Thực hiện phương châm "Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển". Để góp phần giảm nhẹ thiên tai, trong những năm vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều biện pháp công trình, phi công trình thông qua các hoạt động: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai; Nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo bão lũ, khả năng quản lý lưu vực sông; tiến hành quy hoạch, xây dựng các công trình phòng, chống giảm nhẹ thiên tai công trình cơ sở hạ tầng; thực hiện quy hoạch di dời dân ra khỏi vùng thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi. Những hoạt động nói trên đã đem lại hiệu quả to lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh. Mặc dù công tác phòng chống thiên tai đã được đẩy mạnh nhưng vẫn thiếu một chiến lược lâu dài.

Trong điều kiện khí hậu, thời tiết có những biến đổi, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ổn định, bền vững công tác quy họach, kế hoạch phát triển phải gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn. Và mỗi chương trình, dự án xây dựng phát triển phải được lồng ghép với nội dung phòng chống thiên tai. Để đảm bảo yêu cầu đó, việc xây dựng một chiến lược phòng tránh thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh là hết sức cần thiết để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tỉnh Quảng Nam.

Nhằm thực hiện tốt hơn quản lý rủi ro thiên tai, kiến nghị: + Đối với các công trình thủy lợi, thủy điện hoạt động trong tỉnh

- Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ trong mùa lũ đã được ban hành kèm theo quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đak Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm.

- Bảo vệ an toàn tuyệt đối các công trình thủy lợi – thủy điện: cần có biện pháp phòng, tránh vỡ đập, tác động dây chuyền gây thiệt hại nghiêm trọng về người và

74

của ở hạ du công trình cũng như vùng ngập lụt ở đồng bằng

- Cần xây dựng quy trình vận hành liên hồ trong mùa kiệt, nhằm phòng tránh hiện tượng sông đứt dòng và không đảm bảo dòng chảy tối thiểu ở hạ du. Với lợi ích phát điện, hầu hết các công trình thủy điện trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đều xuất hiện các đoạn sông chết sau công trình (sau A Vương đoạn sông chết dài 8km, sau Đak Mi 4, nước trên sông Vu Gia đổ về sông Thu Bồn.... ) Vì vậy, cần thực hành đúng các quy phạm về dòng chảy tối thiểu ở hạ du công trình nhằm đảm bảo hệ sinh thái của sông cũng như đảy mặn ở vùng hạ du.

+ Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai:

- Kiện toàn hệ thống mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn trong tỉnh. Tăng cường các trạm ở một số vùng khí hậu đặc trưng. Đổi mới thiết bị đo đạc nâng cao mức độ chính xác của số liệu quan trắc. Cần có quan trắc đo đạc mực nước, lưu lượng ở hạ du các công trình thủy điện nhằm đánh giá tác động của các công trình đến chế độ dòng chảy hạ du chính xác hơn

- Áp dụng các phương pháp dự báo dòng chảy lũ, ngập lụt, dòng chảy kiệt, hạn hán bằng các công cụ mô hình hóa

+ Củng cố cơ sở hạ tầng quản lý thiên tai:

- Các công trình được xây dựng với tần suất thiết kế chống lũ cao, đảm bảo mức độ an toàn công trình,

- Nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xây dựng

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự phòng tránh thiên tai, hạn chế thiệt hại.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam (2010), Đánh giá tác động của các công trình thủy điện đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Báo cáo lưu trữ UBND tỉnh Quảng Nam, Tam kỳ.

2. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam (1999), “Bản đồ phạm vi ngập lụt lớn nhất hạ lưu sông Thu Bồn - Tam Kỳ, năm 1999, tỷ lệ 1/100.000”, lưu trữ tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam, Tam Kỳ

3. Nguyễn Lập Dân và nnk (2007), Lũ lụt miền Trung, nguyên nhân và các giải pháp phòng tránh, Nxb.Khoa học tụ nhiên và công nghệ, Hà Nội.

4. Nguyễn Lập Dân và nnk (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hoá để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài KC 08 – 23/06 – 19 lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Lập Dân, Vũ Thị Thu Lan(2010), Thực trạng hạn hán ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và giải pháp phòng chống, Tạp chí các khoa học về trái đất số 3/2010

6. Nguyễn Trọng Hiệu (1995), Phân bố hạn hán và tác động của chúng, báo cáo lưu trữ Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội

7. Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2010), Nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngập lụt lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, Tuyển tập Hội nghị khoa học kỷ niệm 35 năm Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Kim Ngọc (2003), Nghiên cứu cân bằng và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam, Báo cáo lưu trữ tại Sở Khoa học Công nghệ Quảng Nam, Tam Kỳ. 9. Nguyễn Đức Ngữ và nnk (2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa, Nhà

xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

10.Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA (2003), Nghiên cứu về phát triển và quản lý tài nguyên nước toàn quốc tại Nước CHXHCN Việt Nam. Báo cáo lưu trữ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội

76

11.Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 về việc ban hành “Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”, Hà Nội.

12.Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển và nnk (2011), Tác động biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 1.

13.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2009), Đề án xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở NTB và Tây Nguyên, báo cáo lưu trữ tại Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội

14.Đặng Ngọc Vinh và nnk (2009), Cập nhật, bổ sung quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, báo cáo lưu trữ tại Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

15.Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2010), Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, Báo cáo lưu trữ UBND tỉnh Quảng Nam, Tam kỳ. 16.IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report–Summary for

Policymakers, Assessment of Working Groups I, II and III to the Third Assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press.

77

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU... 1

1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY (LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ... 7

1.1. Đặc điểm phân phối tài nguyên nước tỉnh Quảng Nam ... 7

1.1.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh ... 7

1.1.2. Đặc điểm phân bố tài nguyên nước theo không gian ... 9

1.1.3. Phân bố tài nguyên nước mặt theo thời gian ... 10

1.2. Các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước (lũ lụt và hạn hán) tỉnh Quảng Nam ... 14

1.2.1. Tổng quan về các dạng thiên tai ở tỉnh Quảng Nam ... 14

1.2.2. Đặc điểm thiên tai lũ và ngập lụt ở Quảng Nam ... 15

1.2.3. Đặc điểm khô hạn và tình trạng hạn hán ... 19

1.3. Tình hình thiệt hại do thiên tai lũ lụt và hạn hán gây ra trong những năm gần đây ... 24

1.3.1 Thiệt hại do thiên tai lũ và ngập lụt tỉnh Quảng Nam ... 24

1.3.2. Thiệt hại do hạn hán của tỉnh Quảng Nam ... 25

1.4. Cảnh báo mức độ gia tăng của thiên tai lũ lụt và hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu ... 29

1.4.1. Mức độ gia tăng của lũ và ngập lụt ... 29

1.4.2. Mức độ gia tăng của hạn hán ... 33

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN Ở QUẢNG NAM ... 37

2.1. Hiện trạng các công trình thủy lợi phòng chống thiên tai lũ lụt và hạn hán 37 2.1.1. Đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện trong việc phòng chống lũ ... 37

2.1.2. Hiện trạng phục vụ cấp nước nhằm phòng chống thiên tai hạn hán ... 40

2.2. Tổ chức thể chế hiện hành trong công tác phòng, chống thiên tai hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ... 46

78

2.3. Hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai tỉnh Quảng Nam ... 48

2.3.1. Mạng lưới trạm khí tượng - thuỷ văn ... 48

2.3.2 Công tác thông tin, dự báo ... 48

2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý thiên tai hiện nay của tỉnh Quảng Nam ... 51

3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN ... 55

3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai lũ lụt và hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu ... 55

3.2. Đề xuất các giải pháp công trình ... 56

3.2.1. Phòng chống lũ và ngập lụt ... 56

3.2.2. Phòng chống hạn hán thiếu nước dùng ... 61

3.3. Các giải pháp phi công trình ... 64

3.4. Các giải pháp chính sách ... 68

3.5. Nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng ... 71

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)