Hiện trạng phục vụ cấp nước nhằm phòng chống thiên tai hạn hán

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 44 - 50)

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN Ở QUẢNG

2.1.2.Hiện trạng phục vụ cấp nước nhằm phòng chống thiên tai hạn hán

Đối với tỉnh Quảng Nam, sông Vu Gia – Thu Bồn là nguồn nước cung cấp cho hầu hết các hoạt động phát triển của tỉnh như tưới cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư, đô thị, cấp nước phát triển ngành công nghiệp... Quảng Nam là tỉnh thuần nông với khoảng 84,3% dân số nông thôn, do đó hệ thống công trình khai thác và quản lý tài nguyên nước cấp cho nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Với đặc thù địa hình của tỉnh, bên cạnh thời kỳ lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cả về con người, của cải vật chất và môi trường nhưng trong mùa khô hạn, việc khai thác nguồn nước không thuận lợi gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trên lưu vực đã xây dựng nhiều công trình khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước và hàng năm các công trình này cung cấp nước tưới trên 20.000ha thuộc lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Hiện trạng các công trình khai thác và quản lý tài nguyên nước như sau:

- Hồ chứa:Tính đến nay trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã có 78 hồ chứa các loại với tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa khoảng 0,5 tỉ m3, trong đó gần 30 hồ chứa có dung tích từ 0.5 triệu m3 trở lên. Hồ chứa Phú Ninh trên sông Tam Kỳ là hồ chứa lớn nhất hiện nay của tỉnh với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 23.000ha ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thị xã Tam Kỳ và một phần huyện Duy Xuyên.

- Đập dâng: Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn với khoảng 348 đập dâng kiên cố, đập bán kiên cố (tạm thời) có tác dụng nâng cao mực nước trên các sông suối để lấy nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Trạm bơm: Toàn tỉnh có 154 trạm bơm, trong đó lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là 122 trạm bơm, phần lớn các trạm bơm được xây dựng từ sau năm 1972. Riêng các đập dâng An Trạch, Thanh Quýt, Bàu Nước và Hà Thành ở hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn được xây dựng từ năm 1938. Tổng công suất thiết kế tưới của các trạm bơm điện khoảng 8.000ha.

Để đánh giá thực trạng khai thác nguồn nước sông lưu vực Vu Gia – Thu Bồn phục vụ công tác cấp nước, dựa vào điều kiện địa hình và khả năng khai thác, chúng tôi phân lưu vực thành 4 vùng cấp nước gồm: vùng thượng lưu sông Vu Gia, vùng hạ du Vu Gia – Bắc Thu Bồn, vùng thượng lưu sông Thu Bồn, vùng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ly Lý (hình 8).

Hình 8: Sơ đồ phân vùng sử dụng nước

Vùng 1: Vùng thượng nguồn sông Vu Gia

Vùng này tính từ Ái Nghĩa trở lên bao gồm đất của huyện Hiên, Giằng và 5 xã của Phước Sơn, 10 xã của Đại Lộc, diện tích chủ yếu là rừng, diện tích đất canh tác ít, phân tán rải rác dọc các khe suối, diện tích đất lưu vực là 5.800km2.

Trong những năm qua trong vùng đã xây dựng được 29 công trình các loại trong đó có 3 hồ chứa nhỏ và còn lại là đập dâng với năng lực tưới thiết kế 3025ha; thực tế đã phát huy tưới 1324ha vụ Đông xuân và 1543ha vụ hè thu. Diện tích canh tác được tưới chủ động mới đạt 19% diện tích canh tác của vùng. Phần diện tích còn lại khoảng 6518ha chủ yếu trồng một vụ, sản xuất bấp bênh phụ thuộc vào nước trời.

Vùng 2: Vùng thượng lưu sông Thu Bồn

Vùng này được kể từ Giao Thuỷ trở lên bao gồm đất đai của các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và 6 xã của huyện Quế Sơn.

Trong vùng đã xây dựng được 11 công trình các loại gồm 4 đập dâng và 7 hồ chứa. Diện tích đất canh tác trong vùng chưa được tưới còn rất lớn. Nguyên nhân tưới thấp làdo hồ đã xây dựng lâu, công trình đầu mối và hệ thống kênh mương xuống cấp không đảm bảo tưới theo năng lực thiết kế.

Bảng 28: Danh mục các công trình đã xây dựng (vùng thượng lưu sông Thu Bồn)

TT Tên công trình Ftk(ha)

Ftt(ha) ĐX Hè thu Mùa 1 Đập Mậu Long 10 70 70 70 2 Đập Phước Bình 240 30 30 30 3 Hồ Phước Lộc 190 102 123 103 4 Hồ Khe Cống 890 577 585 337 5 Đập nước Rớ 100 20 20 20 6 Hồ Đá Vách 100 30 30 30 7 Hồ An Tây 100 20 20 20 8 Đập Đá Bàn 100 50 50 50 9 Hồ Khe Tân 3500 1046 1084 10 Hồ An Việt 2500 11 Hồ Hóc Hạ 100 30 30 30 12 Các CT tiểu TN 1507 1190 1190 1190 Tổng 9337 3165 3232 1880

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam

Vùng 3: Vùng hạ Vu Gia – Bắc Thu Bồn

Vùng hạ Vu Gia có diện tích đất canh tác 12.970ha. Đây là vùng đất màu mỡ nằm gần trọn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng và 19 xã huyện Điện Bàn, 3 xã huyện Đại Lộc. Phía Nam giáp sông Thu Bồn, phía động giáp sông Vĩnh Điện và phía Bắc giáp Cảng Liên Chiểu. Trong đó đất lúa 8.470ha và đất màu và cây công nghiệp hàng năm 4500 ha.

Toàn vùng có 22 công trình các loại trong đó có 3 hồ chứa , 4 đập dâng và 15 trạm bơm. Diện tích đất canh tác trong vùng, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa đã cơ bản được giải quyết nước tưới. Tuy nhiên do sự hoạt động chưa hiệu quả của các trạm bơm, cộng với thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên đe doạ sản xuất trong vùng , vì vậy tình trạng hạn cuối kênh vẫn xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng.

Bảng 29: Danh mục các công trình đã xây dựng (vùng hạ Vu Gia – Bắc Thu Bồn)

TT Tên công trình Máy bơm (103m3/h) FTK (ha) FTT ĐX Hè Thu Mùa 1 Đập An Thạch Tạo nguồn 2 Đập Thanh Quýt Tạo nguồn 3 Đập Bàu Nít Tạo nguồn 4 Đập Hà Thanh Tạo nguồn

5 Hồ Đồng Nghệ 1400 1400 1400 1400

6 Hồ Khe Lâm 160 100 100 100

7 Hồ Trúc Đồng 200 160 160 160

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam

Vùng 4: Vùng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ly Lý

Đất đai chủ yếu của vùng này nằm ở phía Nam sông Thu bồn và một phần Đông sông Vĩnh Điện thuộc huyện Duy Xuyên, thi xã Hội An, 4 xã Điện Bàn, 2 xã Hoà Vang và 8 xã của huyện Quế Sơn.

Bảng 30: Danh mục các công trình đã xây dựng vùng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ly ly

TT Tên công trình Ftk (ha)

Ftt (ha)

ĐXuân Hè thu Mùa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hồ Vĩnh Trinh 1500 743 786 433 2 Hồ Phúc Lộc 200 60 145 102 3 Hồ Hố Giang 350 140 207 325 4 Hồ Hương Mao 100 30 30 30 5 Hồ An Long 250 26 55 34 6 Hồ Cao Ngạn 300 116 128 115 7 Hồ 19/5 270 270 270 270 Tổng cộng 13016 7249 7383 6570

Theo bảng 30, toàn vùng có 23 công trình thuỷ lợi, trong đó có 6 hồ chứa còn lại là các trạm bơm. Về cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt chưa có nhu cầu, song dự kiến trong vùng sẽ hình thành khu công nghiệp Điện Ngọc, Điện Nam, nhà máy đường Quế Sơn, khu du lịch ven biển Sơn Trà - Hội An. Vì vậy, trong tương lai phải tính đến nước cho công nghiệp và sinh hoạt dịch vụ.

Như vậy, với tổng diện tích đất canh tác là khoảng 46.763ha, trong đó đất 2 vụ là 27.713 ha, còn lại là đất màu và cây công nghiệp ngắn ngày của toàn tỉnh Quảng Nam, cho đến nay các công trình khai thác nguồn nước mặt đáp ứng diện tích thực tưới là 18.320ha chiếm 41,2% diện tích đất canh tác. Phần diện tích canh tác còn lại được sử dụng từ nguồn nước mưa và các nguồn nước khác. So với tổng lượng nước đến của lưu vực, lượng nước khai thác qua các công trình thủy lợi phục vụ tưới chiếm khoảng 1%, tuy nhiên so với nguồn nước của từng lưu vực khống chế, mức đảm bảo nguồn nước năm trên 80% nhưng trong từng thời điểm nhất định trong năm, nguồn nước trên sông không đáp ứng được nhu cầu dùng nước (bảng 31).

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy hiện tại ở hạ lưu lưu vực môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tính toán cho thấy, tại Ái Nghĩa tỷ lệ các tháng bị thiếu nước là 38%, trong đó tháng bị thiếu nước nhiều nhất chiếm tới 70% nhu cầu nước dành cho môi trường. Tương tự vậy, tại Giao Thuỷ tỷ lệ phần các tháng bị thiếu nước khoảng 10%, trong đó tháng bị thiếu nước nhiều nhất chiếm 40% nhu cầu nước dành cho môi trường.

- Vùng Thượng Vu Gia phần lớn các khu sử dụng nước được cung cấp nước đầy đủ, chỉ có vùng sử dụng nước do các hồ chứa nhỏ ven sông Vu Gia cung cấp bị thiếu nước vào tháng 3 (-0.0075m3/s) và tháng 4 (-0.0534m3/s).

- Vùng Thượng Thu Bồn có các hồ nhỏ trên sông Khang, khu Hiệp Đức – Tây Quế Sơn, Hồ Khe Cống, Hồ Khe Tân là bị thiếu nước để cấp nước cho các khu sử dụng nước vào các tháng 2, 3, 4, đặc biệt có hồ Khe Tân bị thiếu nước cả các tháng 6, 7, 8.

- Vùng Hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn: chỉ có các hồ nhỏ vùng hạ lưu không đủ lượng nước cấp nước vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 8.

- Vùng lưu vực sông Ly Ly: đều bị thiếu nước vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 5. Ngoài ra, các công trình được xây dựng cũng chưa phát huy hết năng lực thiết kế của mình và nguyên nhân hiệu quả của các công trình thủy lợi trên lưu vực chưa cao do:

- Công nghệ lạc hậu;

- Công trình xuống cấp: Các công trình trong vùng chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ được xây dựng cách đây từ 15- 20 năm. Nhiều công trình đầu mối bị hư hỏng, kênh

tưới chủ yếu là kênh đất dẫn đến vị xói lở, bồi lấp sau mỗi mùa mưa lũ vì vậy không đảm bảo khả năng chuyển tải lưu lượng theo thiết kế.

- Công tác quản lý: Điều hành, phân phối nước và công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình chưa tốt.

- Về nguồn nước: Một số công trình thuộc lưu vực sông Ly Ly, Tây Quế Sơn không đảm bảo nguồn nước. Nguồn nước vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn.

Bảng 31: Mức bảo đảm cấp nước cho các khu dùng nước hiện trạng

TT Công trình cấp nước Thực tưới

(ha) Wcần (106 m3) Mức bảo đảm (%) I Vùng thượng Vu Gia 924

1 Các đập nhỏ trên sông AVương 40 1.0 100 2 Các đập nhỏ sông Bung 56 1.2 100 3 Các đập nhỏ tiểu vùng sông Cái 88 1.4 100 4 Trạm bơm, đập dâng trên sông Kon 318 6.6 100

5 Trạm bơm ven sông Vu Gia 252 4.8 100

6 Hồ chứa nhỏ ven sông Vu Gia 170 4.5 100

II Vùng thượng Thu Bồn 3594

1 Đập dâng nhỏ tiểu vùng sông Tranh 137 2.5 100 2 Đập dâng nhỏ trên sông Khang 892 15.3 86

3 Các hồ nhỏ trên sông Khang 178 5.0 100

4 Đập nhỏ khu Hiệp Đức- Tây Quế sơn 304 8.1 100 5 Hồ nhỏ khu Hiệp Đức- Tây Quế Sơn 284 4.6 100

6 Hồ Khe Cống 667 16.4 87

7 Hồ Khe Tân 1132 36.0 100

III Vùng hạ lưu Vu gia - Thu bồn 13362

2 Trạm bơm sông Thu Bồn, Vĩnh Điện 5580 178.0 100

1 Trạm bơm hạ lưu sông Vu Gia 6979 226.6 89

3 Các hồ nhỏ vùng hạ lưu 803 28.5 100

IV Vùng lưu vực sông Ly Ly 440 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Trạm bơm, đập dâng sông Ly Ly 155 6.6 100

2 Hồ chứa vùng lưu vực sông Ly Ly 285 12.3 89

Vì vậy, tình hình hạn hán xảy ra thường xuyên. Các công trình hiện trạng chủ yếu là trạm bơm và đập dâng, các hồ chứa đa phần là hồ nhỏ, khả năng điều tiết kém, không có khả năng bổ sung nước cho vùng hạ lưu vào mùa kiệt.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 44 - 50)