Thiệt hại do hạn hán của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 29 - 33)

1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG CHẢY

1.3.2.Thiệt hại do hạn hán của tỉnh Quảng Nam

Hạn hán là loại thiên tai không xuất hiện thường xuyên hàng năm, nhưng có chu kỳ lặp lại với thời gian tương đối ngắn, từ 3 đến 4 năm xảy ra một lần và có tác động chậm chạp nhưng thiệt hại của thiên tai hạn hán không chỉ tới sự phát triển nền kinh tế mà còn gây ra tình trạng bất ổn về xã hội và đặc biệt môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

Về thời gian, hạn hán thường xảy ra vào thời kỳ lúa Đông Xuân và Hè Thu đang làm đòng trổ bông, cây công nghiệp ngắn ngày đang ra hoa kết trái nên đã gây ra thiệt hại lớn trên nhiều mặt nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp và nước sinh hoạt. Về không gian, hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là các khu vực chưa có công trình thuỷ lợi chủ động nước tưới và khu vực đồng bằng ven sông do thiếu công trình ngăn mặn, giữ ngọt.

Quảng Nam là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán và theo tài liệu thống kê hạn hán từ năm 1990 trở lại đây hầu như năm nào cũng có hạn với các mức độ khác nhau và xu thế hạn hán ngày càng tăng. Diện tích có khả năng bị hạn rất lớn, vụ đông xuân trung bình khoảng 5.566ha, vụ hè thu đạt 1.700ha và đối với vụ mùa, diện tích lên tới 32.994ha (chiếm 65,8% diện tích gieo trồng). Hạn nặng và hạn vừa vào các vụ mùa ngày càng gay gắt hơn, chu kỳ hạn từ (7 – 10) năm. Chu kỳ hạn vụ đông xuân không ổn định, từ (5 - 7) năm. Việc cạn kiệt nhanh nguồn nước trên sông làm tăng xâm nhập mặn vào sông, gây thiếu nước sử dụng rất nghiêm trọng cả vùng thượng du sông lẫn đồng bằng ven biển và ô nhiễm môi trường do thiếu nước, các bệnh dịch phát sinh.

Bảng 17: Mức độ hạn hán tác động đến vụ đông xuân và vụ hè thu

Năm Tác động hạn hán Năm Tác động hạn hán Hạn ĐX Hạn HT Hạn ĐX Hạn HT 1977 vừa vừa 1992 nặng 1978 vừa vừa 1993 rất nặng rất nặng 1979 nhẹ nhẹ 1995 nhẹ Nhẹ 1980 nhẹ 1996 nhẹ 1982 nhẹ Vừa 1997 nhẹ Nhẹ 1983 nặng nặng 1998 vừa nặng 1984 nhẹ vừa 1999 nhẹ 1985 vừa 2000 1986 vừa vừa 2001 1987 nặng vừa 2002 vừa 1988 nhẹ nặng 2003 vừa vừa 1989 nhẹ 2004 vừa nặng 1990 nặng 2005 nặng vừa 1991 Nhẹ 2006 Nhẹ

Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, năm nào cũng có hạn hán gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt. Liên tiếp trong các năm từ 2002 trở lại đây diện tích các cây trồng cạn bị hạn chiếm từ 8,76 đến 13,3% tổng số gieo trồng. Đặc biệt vụ mùa 2004 và đông xuân 2005, các diện tích mất trắng do hạn hán tăng cao. Bên cạnh đó là thiếu nước sinh hoạt cho khoảng 38,3% số người dân trong tỉnh.

Bảng 18: Thiệt hại do hạn hán qua các năm 2001 - 2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

- Thiếu nước tưới lúa (ha ) 5.000 15.000 6.830 3.700 7.150 - Thiếu nước tưới rau, màu (ha) 5.000 6.900 10.000 5.000 8.000 - Thiếu nước sinh hoạt (người) 40.000 5.6000 50000 - 100.000

(Nguồn: Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam)

Tác động của hạn ở Quảng Nam thường được biểu thị qua các đặc trưng sau đây:

- Diện tích gieo trồng lúa và một số hoa màu bị thu hẹp

- Chi phí tưới và có thể cả chi phí sản xuất tăng lên

- Năng suất lúa và một số hoa màu suy giảm đến mức rất thấp

- Sản lượng lúa và cả sản lượng hoa màu quy thóc giảm sút

- Hạn thường xuyên đi kèm với cháy rừng, cháy thảm cỏ

- Hạn hán với nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh, làm cho nhiều đồi cát ven biển hoặc sa mạc nội địa, cát bay, phủ khắp ruộng vườn, làng mạc

- Hạn hán làm cho nguồn nước trong đất cạn kiệt, đất dễ bị suy thoái, dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa

- Hạn hán dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất

- Hạn hán dẫn đến đói kém, kết quả là một số nông dân bỏ đồng ruộng đi phá rừng hoặc tìm kiếm việc làm ở thành thị, …

- Hạn hán dẫn đến mất an ninh lương thực thiếu hụt thức ăn và giảm khẩu phần cho gia súc, …

Tình hình khô hạn phụ thuộc vào chế độ mưa và dòng chảy mùa kiệt từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Hạn hán ở Quảng nam gây tổn thất nghiêm trọng thứ tư sau lũ lụt, bão và sạt lở bờ sông. Tuy ít gây thiệt hại trực tiếp về người nhưng thiệt hại về kinh tế, xã hội, là hết sức phức tạp, gây hậu quả lâu dài, khó khắc phục. Ngoài sự gia tăng nhu cầu nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tình trạng khô hạn có thể xảy ra do biến đổi khí hậu. Có thể thống kê những trận hán hán lớn gây thiệt hại về kinh tế, mất ổn định xã hội lâu dài đã xảy ra ở tỉnh như sau:

- Năm 1993: Khô hạn kéo dài từ 10/7 đến 20/8/1993 với tổng diện tích đất lúa bị ảnh hưởng là 14.322ha

- Năm 1998: Khô hạn kéo dài từ tháng 5 đến 9/1998 ảnh hưởng đến 32.767ha gieo trồng trong đó mất trắng 2.819ha và làm giảm năng suất của 15.000ha. Thiếu nước sinh hoạt cho khoảng 200.000 người

- Năm 2001: Khô hạn kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 làm 8.000 ha lúa bị hạn nặng, giảm năng suất đến 60%, thiếu nước dùng cho các ngành khác, đặc biệt là đối với công nghiệp do nước mặn xâm nhập vào sâu

- Năm 2008: Từ tháng 5 đến tháng 7, tình trạng không mưa kéo dài 6.000 ha lúa bị hạn nặng. Mặn xâm nhập vào sâu trong sông, vấn đề thiếu nước sinh hoạt rất trầm trọng, đặc biệt đối với các đô thị như TP Đà Nẵng và các huyện ven biển Quảng Nam

- Năm 2009: Lượng mưa tháng 7 trên toàn tỉnh thấp (đạt dưới 50mm) cùng với sự hoạt động của các hồ chứa, mực nước các sông trên địa bàn tỉnh thấp dưới mức trung bình nhiều năm, thậm trí ở một số trạm quan trắc, đã xuất hiện mực nước thấp nhất từ trước đến nay (An trạch – sông Yên: 1,5m) gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp (5000ha lúa hè thu bị hạn) và sinh hoạt của các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An.

- Năm 2010: Đây là năm hạn hán đặc biệt nghiêm trọng đối với tỉnh Quảng Nam. Báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam cho thấy, từ khi bắt đầu vụ sản xuất hè - thu năm 2010 đến nay, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, ít mưa, lượng nước bốc hơi lớn, lượng mưa đo được chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2009, vì vậy các hồ chứa nước sớm bị khô kiệt, hơn 10.000 ha đất nông nghiệp đang trong tình trạng nguy kịch vì không có nước tưới. Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và Thăng Bình có diện tích khô hạn lớn nhất với gần 7.000ha. Theo UBND tỉnh Quảng Nam do hạn hán kéo dài, 4.841/44.500ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh bị hư hại. Khác với tình cảnh lúa chết cháy, nhiều nông dân tại Quảng Nam lại bị trắng tay bởi tình trạng nước mặt xâm thực. Huyện Duy Xuyên mất 460ha lúa do sông Thu Bồn bị nhiễm mặn, huyện Điện Bàn: gần 200ha đã gieo sạ nhưng bị khô hạn do nguồn nước sông Vĩnh Điện bị nhiễm mặn... Ngoài ra, báo cáo của Sở NN&PTNT cho biết các huyện trung du và miền núi Quảng Nam có trên 3.000ha lúa không thể gieo sạ vì khô cằn cùng với 5.000 ha cây trồng thiếu nước tưới và gần 5.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 29 - 33)