3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN
3.2.1. Phòng chống lũ và ngập lụt
a) Giải pháp chống lũ
Theo quy hoạch phòng chống lũ, mục tiêu chống lũ của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là thị xã Hội An và TP. Tam Kỳ với tiêu chuẩn chống lũ chính vụ 10% và lũ sớm 5% (bảng 33)
57
58
Với các tiêu chí chống lũ ở ở bảng 34, xác định lưu lượng thiết kế cơ bản của sông Vu Gia - Thu Bồn là 9.100m3/s tại Nông Sơn và tại Ái Nghĩa - điểm nhập lưu với sông Vu Gia sẽ là 10.870m3/s. Khi đó mực nước đảm bảo giải quyết ngập lụt ở khu vực hạ du sẽ là: tại Ái Nghĩa mực nước thiết kế của sông là 9,5m và tại Giao Thủy mực nước thiết kế của sông là 8,4m. Lượng nước đảm bảo các phân lưu sẽ tiêu thoát là 6.510m3/s trên lưu vực sông Vu Gia và 4.600m3/s trên sông Thu Bồn, còn lại phải được giữ lại trên thượng lưu. Như vậy, dung tích phòng chống lũ của sông Vu Gia ước khoảng 550 triệu m3 và sông Thu Bồn là 800 triệu m3.
Bảng 33: Các chỉ tiêu chống lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Địa điểm Đặc trưng lũ Lũ tiêu chuẩn P
(%) Ghi chú H (m) Q (m3/s) Năm H (m) Q (m3/s) Nông Sơn 10600 1998 9100 10 Lũ chính vụ 4500 1986 4766 5 Lũ sớm Ái Nghĩa 10,56 1946 9,5 10 Lũ chính vụ Giao Thủy 9,41 1998 8,4 10 Lũ chính vụ
* Cắt lũ bằng hệ thống hồ chứa thượng nguồn
Vùng thượng lưu của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có nhiều vị trí để xây dựng các hồ chứa nước lớn đa mục tiêu, gồm phát điện, cắt lũ, bổ sung nước cho hạ du. Cho đến nay, trong quy hoạch thủy điện của tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt đã và đang xây dựng 10 hồ chứa lớn (như trình bày ở trên). Đặc điểm của lưu vực hàng năm vào thời kỳ lũ chính vụ vào tháng 10 và tháng 11 vùng hạ lưu thường bị ngập lụt do lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn gây ra làm thiệt hại lớn về người và tài sản trong vùng. Tuy nhiên như trên đã xác định, việc phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chỉ có đạt được ở tần suất lũ chính vụ 10% và tần suất lũ sớm 5%.
Trên cơ sở số liệu thực đo và thông số các hồ chứa cùng quy trình vận hành liên hồ đã được chính phủ phê duyệt, khả năng cắt giảm lũ chính vụ 10% của các công trình thủy điện như sau:
+ Về lưu lượng:
- Sau khi có thủy điện Sông Tranh 2, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại trạm Nông Sơn giảm 1458m3/s (từ 9093m3/s xuống còn 7635m3/s)
- Sau khi có thủy điện Đak Mi 4, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại trạm Thạnh Mỹ giảm 2283m3/s (từ 5722m3/s xuống còn 3439m3/s)
- Sau khi có thủy điện Sông Bung 4 và A Vương, lưu lượng đỉnh lũ 10% tại nhập lưu sông Bung giảm 3469m3/s (từ 5477m3/s xuống còn 2008m3/s)
59
+ Về mực nước sông ở hạ du từ 0,3 – 1,5m:
- Tại Ái Nghĩa (trên dòng chính sông Vu Gia) mực nước giảm 1,42m - Tại Giao Thủy (trên dòng chính Thu Bồn) mực nước giảm 0,68m - Tại Câu Lâu (sông Thu Bồn) giảm 0,4 – 0,6m
Như vậy, với lũ 10%, các hồ chứa có tác động làm giảm mức ngập lụt ở hạ du từ 0,7 - 1,0m, hạn chế được thiệt hại do ngập lụt. Tuy nhiên, đối với những trận lũ lớn, các công trình hồ chứa trên thượng nguồn hầu như không có tác dụng chống lũ. Với lũ năm 2007 (tần suất xuất hiện 1%), kết quả dự báo mức độ ngập lụt bằng mô hình Mike 11 – GIS khi có điều tiết vận hành liên hồ giảm đi không đáng kể. Về tổng diện tích ngập giảm khoảng 1%, tuy nhiên chủ yếu giảm ở diện tích ngập sâu (bảng 34). Vì vậy, thiệt hại do ngập lụt giảm đi rất đáng kể.
Bảng 34: Biến động diện tích ngập với tần suất 1% khi có liên hồ điều tiết
Diện ngập lớn nhất Cấp 1 (h<1m) Cấp 2 (1m<h<2m) Cấp 3 (2m<h<3m) Cấp 4 (3m<h<4m) Cấp 5 (h>4m) Tổng Năm 2007 177.5 191.8 178 129.1 57.86 734.6 Liên hồ điều tiết 175.8 192.8 180 126.8 54.33 729.73
* Giải pháp ổn định lòng dẫn: Ngoài các biện pháp công trình xây dựng hồ chứa trên sông cắt lũ, vấn đề ổn định lòng sông hạ du và cửa sông thoát lũ cũng rất cần được quan tâm chú trọng nhằm đảm bảo năng lực tiêu thoát lũ, đặc biệt đối với lũ lớn và đặc biệt lớn.
b) Giải pháp chống ngập lụt
Bên cạnh lũ từ thượng nguồn đổ về, với đặc mưa gây lũ ở Quảng Nam thường do bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ nên có diện mưa lớn, vì vậy ngoài việc chống lũ bằng các hồ chứa trên nguồn, vấn đề tiêu lũ trong ô trũng ở đây cũng rất quan trọng. Căn cứ vào các đặc điểm địa mạo, địa hình, hướng tiêu thoát nước (trục tiêu chính là sông Vu Gia thoát nước ra biển tại cửa Hàn, sông Thu Bồn thoát nước ra biển tại cửa Đại và theo sông Trường Giang xuống cửa Lở), cùng với các điều kiện kinh tế xã hội (công trình hạ tầng như kênh mương, đường giao thông...), hiện trạng úng ngập vùng hạ du được thể hiện trong bảng 35
Bảng 35: Hiện trạng sử dụng đất của hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn
Vùng Đặc trưng Fvùng ha Flúa ha Fmàu ha Fmặt nước ha Fthổ cư ha Fđất khác ha qtiêu l/s.ha Vu Gia Thu Bồn ha 16058 6314 2134 387 3278 3945 6,8 %F 100 39 13 3 20 25 Đông Vĩnh Điện ha 17833 2893 1595 364 5506 7475 7,8 %F 100 16 9 2 31 42
60
(1) Vùng tiêu giữa Vu Gia - Thu Bồn:
Được giới hạn bởi sông Vu Gia ở phía Bắc, sông Quảng Huế ở phía Tây, sông Thu Bồn ở phía Nam và sông Vĩnh Diện ở phía Đông
Diện tích tự nhiên 16058ha, bao gồm đất đai của các xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Xuân, Hoà Phước của huyện Hoà Vang, các xã: Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hoà, Điện Thắng của huyện Điện Bàn và các xã Đại Hoà, thi trấn ái Nghĩa của Đại Lộc.
Giải pháp tiêu đối vùng này chủ yếu là tiêu tự chảy ra các sông tự nhiên đã có như sông Yên, sông La Thọ, sông Thanh Quýt, sông Thu Bồn và sông Vĩnh Điện trên cơ sở nâng cấp các cống tiêu của hệ thống kênh, đường giao thông, nạo vét các trục tiêu tự chảy đã nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước.
(2) Vùng tiêu Đông sông Vĩnh Điện:
Vùng Đông sông Vĩnh Điện chạy từ sông Hàn đến Hội An bao gồm đất đai của quận Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng), các xã Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam, Điện Phương, Điện Minh, TT Vĩnh Điện của huyên Điện Bàn và TX Hội An.
Giải pháp tiêu đối với vùng này là tiêu tự chảy vào các sông Vĩnh Điện ở phía Tây, sông Hội An ở phía Nam, sông Hạ Xấu, sông Cần Biện ở phía Đông với các khu tiêu chính như sau:
+ Khu tiêu vào sông Vĩnh Điện: 3010 ha
+ Khu tiêu vào sông Hội An: 3850 ha
+ Khu tiêu vào sông Hạ Xấu: 6023 ha
+ Khu tiêu vào sông Cần Biện: 4950 ha.
(3) Vùng tiêu ven sông Trưởng Giang:
Vùng tiêu ven sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển với chiều dài sông là 44km nhưng chỉ có 2 lối thoát ra biển là cửa Đại (hội An) và Cửa Lở (Huyện Núi Thành). Với địa hình bờ trái (giáp với biển) là dãy cồn cát có độ cao địa hình tới 10m, còn bờ phải là khu vực đồng bằng thấp, trũng vì vậy khi có lũ lớn, nước từ dòng chính Thu Bồn đổ vào sông Trường Giang gây ngập úng nghiêm trọng cho khu vực này. Trong thời gian gần đây, sự phát triển ồ ạt của các ao nuôi thủy sản và sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình tự phát trên sông như cầu, đường điện, sáo nò, chươm, rớ...., đặc biệt là từ khi đập Cổ Linh (xã Bình Hải, huyện Thăng Bình) được xây dựng đã làm cho lòng sông bị bồi cạn, luồng lạch bị thu hẹp nghiêm trọng, tàu thuyền không thể đi lại được, vùng ven sông bị ngập úng kéo dài khi nước lũ về. Hiện nay đang có dự án “Nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang” nhằm tăng khả năng thoát lũ, giảm nhẹ thiên tai. Với quy mô nạo vét, khôi phục toàn tuyến
61
với chiều rộng mặt sông nhỏ nhất là 72m, chiều sâu dòng sông 3m và gia cố, bảo vệ bờ sông để thoát lũ, bảo vệ môi trường sinh thái, bổ sung 50 biển báo hiệu lý trình, địa danh, 40 biển báo hiệu mặt nước, khả năng ngập úng của khu dân cư bờ phải sông Trường Giang sẽ giảm rất lớn.