Phòng chống hạn hán thiếu nước dùng

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 65 - 68)

3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN

3.2.2. Phòng chống hạn hán thiếu nước dùng

Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh Quảng nam đến năm 2020, xác định được nhu cầu dùng nước của các vùng trong tỉnh (bảng 36)

Bảng 36: Tổng nhu cầu nước phân cho các ngành đến năm 2020

Đơn vị : triệu m3 Vùng Tổng lượng nước đến Tổng nhu cầu Tổng Trong đó Nông nghiệp Công nghiệp

và dân sinh Môi trường Thượng Vu Gia 8550 253.56 235.2 18.4 Thượng Thu Bồn 9150 501.42 473.5 28.0 Sông Lý ly 390 269.54 262.7 6.85 Hạ Vu Gia – Thu Bồn 10800 2795.46 737.3 301.8 1756.3 Như vậy so với tiềm năng nguồn nước đến, lượng nước sử dụng rất nhỏ vì vậy để đảm bảo nguồn nước, phòng chống hạn hán rất cần nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình thuỷ lợi cho các từng vùng. Theo thiết kế của Viện Quy hoạch Thủy lợi, cần tăng cường các công trình như sau:

a) Vùng thượng Vu Gia: với diện tích tự nhiên 51800ha nhưng do điều kiện địa hình núi nên diện tích đất canh tác rất thấp (12.234ha) chủ yếu tập trung ở ven sông Kon và sông Vu Gia thuộc huyện Đại Lộc, ngoài ra ở thượng lưu thuộc các huyện Hiên, Giằng, Phước Sơn diện tích đất canh tác có ít, phân tán manh mún, rải rác theo các khe suối thành từng cánh đồng nhỏ từ 1 vài ha đến vài chục ha. Dân cư thưa thớt và phân bố rải rác vì vậy các công trình khai thác nguồn nước ở trong vùng là hồ chứa, đập dâng, trạm bơm nhỏ tưới cho diện tích tại chỗ. Cho đến nay, đã xây dựng được 246 công trình phục vụ cấp nước tưới cho 2692ha, nhưng thực tế mới phát huy được 2333ha, diện tích canh tác còn lại chưa có công trình đảm nhận.

Nhằm đảm bảo các diện tích canh tác thuận lợi, cần xây dựng mới 37 công trình, trong đó có 6 hồ chứa, 29 đập dâng và 2 trạm bơm đảm bảo tưới 1989ha, đồng thời nâng cấp 14 công trình hiện trạng đã có để tưới tăng thêm 627ha. Sau khi hoàn thành, các công trình thủy lợi trong vùng thượng Vu Gia đã đảm nhận được 4.949ha trong đó diện tích lúa

62

đã được tưới 100%. Những diện tích còn lại chủ yếu là trồng hoa màu ở các khu vực có địa hình cao, khó giải quyết cấp nước và không có hiệu quả:

Bảng 37: Các công trình thuỷ lợi dự kiến xây dựng

TT Vùng Tổng số

công trình

Diện tích tưới (ha ) Tổng Lúa 2 vụ Màu 1 Thượng sông Vu Gia 36 1989 1394 595 2 Thượng sông Thu Bồn 88 4569 3834 735

3 Hạ lưu Vu Gia- Thu Bồn 4 650 650 -

4 Lưu vực sông Ly Ly 11 1080 790 290

Tổng cộng 139 8288 6668 1620

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Nam

b)Vùng thượng Thu Bồn: Vùng thượng Thu Bồn được tính đến Giao Thuỷ, có diện tích tự nhiên 382500ha bao gồm đất đai của các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và một phần các huyện Phước Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên. Diện tích đất canh tác đã sử dụng là 16387ha, mở rộng .

Đến nay trong khu vực đã xây dựng được 296 công trình các loại gồm 26 hồ chứa, 260 đập dâng và 10 trạm bơm phục vụ tưới cho 10.627ha tuy nhiên thực tế mới phát huy được 5447ha, đạt hiệu ích thực tế công trình 51,3% so với thiết kế và chỉ đảm báo tưới 33,2% diện tích gieo trồng. Vì vậy tình trạng khô hạn thường xuyên xuất hiện ở vùng này. Để đảm bảo khả năng cung cấp nguồn nước, phòng chống hạn hán ở đây cần nâng cấp các công trình đã xây dựng và xây dựng mới 89 công trình trong đó 41 công trình hồ chứa, 45 công trình đập dâng và 3 trạm bơm giải quyết tưới cho 17069ha như vậy giải quyết được 100% diện tích lúa.

c) Lưu vực sông Ly Ly: bao gồm đất 13 xã phía Đông huyện Quế Sơn. Huyện Thăng Bình có một phần diện tích các xã: Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định, Bình Quý, Bình Nguyên, và Bình Phúc. Tổng diện tích đất canh tác 8731ha, có khả năng canh tác dự kiến là 9.997ha

Đây là vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, là vùng bị hạn hán nghiêm trọng. Phương hướng giải quyết nước tưới rất phức tạp và khó khăn. Sông Ly Ly về mùa mưa lũ nước khá nhiều nhưng về mùa kiệt rất ít nước. Thượng nguồn sông Ly Ly không có điều kiện địa hình để tạo thành những hồ chứa lớn. Giải pháp cấp nước cho vùng này là tận dụng triệt để nguồn nước của các sông suối nhỏ trong vùng xây dựng một hệ thống hồ chứa nhỏ để tưới. Phần diện tích còn lại sẽ nghiên cứu mở rộng hồ chứa Phú Ninh hoặc đưa nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn về để tưới.

63

- Dự kiến xây dựng mới 11 công trình: 10 hồ chứa, 1 đập dâng tưới: 1080ha. - Nâng cấp các công trình hiện trạng tưới: 2600ha.

- Hệ thống kênh Phú Ninh: 2020ha.

Diện tích được tưới 5700ha. Phần diện tích còn lại chưa có nguồn nước tưới 4297ha ở khu Lộc Đại - Đồng Bò và 880ha ở khu tưới hệ thống Phú Ninh.

d) Vùng hạ lưu Vu Gia-Thu Bồn: Vùng hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn được giới hạn từ Giao Thuỷ và Ái Nghĩa đến Cửa Hàn và cửa Đại. Đây là vùng đồng bằng rộng lớn với khoảng 21000 - 22000ha đất canh tác. Hầu hết đất của vùng đã được đưa vào sử dụng và được cấp nước. Do nằm trong vùng có chế độ thuỷ lực phức tạp, bị ảnh hưởng triều nên tình trạng hạn hán, xâm nhậm mặn vẫn thường xuyên xảy ra. Diện tích đất canh tác đã sử dụng 22.166ha và khả năng mở rộng đất canh tác là 22.393ha.

Đến nay trong vùng đã xây dựng được 188 công trình các loại gồm có 11 hồ chứa, 24 đập dâng và 153 trạm bơm với tổng năng lực thiết kế là 24.745ha và đã phát huy tưới 17784ha. Giải pháp cấp nước tưới đối với vùng này, trước mắt cần kiên cố hoá hệ thống kênh mương, thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước, lợi dụng các ao bầu tự nhiên đã có trong vùng , trên cơ sở đó đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế. Về lâu dài cần có giải pháp bổ xung nguồn nước chống xâm nhập mặn. Ngoài ra cần xây dựng 4 hồ chứa để tưới 650ha, nâng diện tích được tưới của toàn vùng là 22.501ha, đảm bảo 100% diện tích gieo trồng được đảm bảo nước tưới từ công trình thủy lợi.

Bên cạnh vấn đề phòng chống hạn hán cho các khu vực canh tác nông nghiệp, vấn đề cấp nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư cũng rất quan trọng.

+ Đối với đô thị:

- Thành Phố Tam Kỳ được cấp nước bởi hồ Phú Ninh

- Xây dựng nhà máy lấy nước từ sông Vĩnh Điện cấp cho Hội An, các khu du lịch, công nghiệp Điện Ngọc Điện Nam với yêu cầu 55.000m3/ngày đêm.

+ Đối với khu vực dân cư nông thôn

- Giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ có chất lượng tốt, đồng thời cải tạo, bảo dưỡng để đảm bảo yêu cầu cấp nước sạch nông thôn.

- Ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện thị có cụm dân cư khá tập trung, các khu công nghiệp và các xã vùng đồng bằng ven.

Quy mô cấp nước dự kiến như sau:

- Cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, với quy mô 3000m3/ngàyđêm cho mỗi huyện, lấy nước từ sông Bung và sông Cái (thượng nguồn sông Vu Gia).

64

- Cấp nước tập trung cho thị trấn huyện Đại Lộc và các khu công nghiệp nhỏ với quy mô: 10000m3/ngày đêm, lấy nước từ sông Vu Gia

- Cấp nước tập trung cho khu công nghiệp An Hoà - Nông Sơn với quy mô 80.000m3/ngàyđêm, lấy nước từ sông Thu Bồn.

- Cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức với quy mô 3000m3/ngàyđêm cho mỗi huyện, lấy nước từ sông Tranh, sông Chang (thượng nguồn sông Thu Bồn).

- Cấp nước tập trung bằng các trạm bơm nhỏ lấy nước từ sông Yên và sông Thu Bồn cho một số xã thuộc huyện Điện Bàn và huyện Hoà Vang nằm trong vùng có nguồn nước sông không bị ảnh hưởng triều.

- Cấp nước tập trung tự chảy cho các xã thuộc vùng miền núi, ở những nơi có nguồn nước khe suối có độ cao tương đối so với khu dân cư.

- Kết hợp cấp nước từ các hệ thống tưới cho các vùng khó khăn về nguồn nước, đặc biệt thiếu nước trong mùa khô: Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Đại Lộc.

- Cấp nước sạch bằng các loại hình cấp nước phân tán như giếng đào, giếng khoan, lu bể chứa nước mưa cho các hộ dân cư sống không tập trung, rải rác, những nơi nằm xa trung tâm kinh tế xã hội của vùng.

Dự kiến tỷ lệ được cấp nước sạch theo các hình thức sau: Cấp nước tập trung qui mô lớn : 21%. Cấp nước tập trung qui mô nhỏ : 23%. Cấp nước tập trung tự chảy : 10%.

Giếng khoan : 22%.

Giếng đào : 5%.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước, môi trường vùng hạ lưu, tránh tình trạng vào mùa khô dòng chảy cạn kiệt do tác động giữ nước của các hồ chứa trên thượng nguồn, dẫn đến xâm nhập mặn, cùng với ô nhiễm nguồn nước do các chất thải từ các khu dân cư, công nghiệp ở hạ du với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng tăng, nguồn nước sông tự nhiên luôn cần đạt ở ngưỡng:

- Tại Ái Nghĩa (Vu Gia) thấp nhất bằng 32,5m3/s - Tại Giao Thuỷ (Thu Bồn) là 51,0m3/s.

Đây là lượng nước nhỏ nhất ứng với tần suất 90%.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)