3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN
3.3. Các giải pháp phi công trình
(1) Nhằm đảm bảo điều hòa dòng chảy, cần quản lý, bảo vệ rừng hiện có, trồng mới rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nghiêm cấm đốt phá, khai thác bừa bãi, phấn đấu đưa tỷ lệ rừng che phủ lên khoảng 48% vào năm 2015.
65
(2) Thiệt hại do lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam là do dòng lũ quá mạnh cuốn trôi và làm hỏng các tài sản trên lưu vực. Vì vậy vấn đềchống ngập lụt không cấp thiết bằng chống mất mát tài sản, chống hư hỏng công trình do nước chảy quá mạnh cần có biện pháp tổ chức, quy hoạch khu dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp hướng dòng chảy nhằm thích nghi và né tránh thiên tai lũ lụt:
- Bố trí quy hoạch lại phân bố dân cư, tránh các khu vực có tốc dộ dòng chảy lớn - Kết cấu các công trình thuận lợi dòng chảy lũ, tránh gây cản trở dòng chảy
- Vùng ngập lũ thường xuyên nên khuyến khích nhà chắc chắn, 2 tầng nhằm tránh ngập lụt
(3) Tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn phong phú nhưng có sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian, vì vậy rất nhiều vùng trong lưu vực đặc biệt khó khăn về nguồn nước và bị hạn hán nghiêm trọng. Vấn đề quản lý nguồn nước nhằm khai thác hợp lý để phòng tránh hạn hán là rất cần thiết. Quản lý nước theo nhu cầu là một phương thức quản lý mới, mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Nghị định 120 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông có nêu rõ: Quy hoạch lưu vực sông gồm các quy hoạch thành phần, trong đó có Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước cần xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước. Như vậy cần có chính sách quy định thứ tự ưu tiên cho các đối tượng dùng nước như sau:
- Nước cho sinh hoạt: nước phải được ưu tiên số 1. - Nước cho chăn nuôi: sẽ là ưu tiên thứ 2.
- Nước cho nông nghiệp: phải được xếp ưu tiên thứ 3. Trong cấp nước tưới lại phân thành các ưu tiên như: ưu tiên cho cây trồng sắp thu hoạch, cho cây trồng đang vào giai đoạn cần nước (quyết định đến năng suất), cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng lâu năm…
- Nước cho công nghiệp phải được xem xét từng ngành sản xuất để có thể xếp thứ tự ưu tiên, ví dụ nước cho chế biến nông sản, thủy sản, nước cho thủy điện cũng cần được ưu tiên...
- Nước cho dịch vụ: là ngành sản xuất phải chịu thiệt thòi nếu nguồn nước thiếu hụt mặc dù ngành sản xuất này mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế.
- Nước cho các hoạt động vui chơi giải trí được ưu tiên cuối cùng.
Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cần tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định về phân bổ nguồn nước theo Nghị định 120 của Chính phủ.
66
(4) Tăng cường công tác đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn bằng hệ thống các đài trạm quan trắc trong khu vực. Đây là cơ sở dữ liệu đầu vào của các mô hình dự báo lũ lụt và hạn hán nhằm phòng tránh các tác hại do thiên tai lũ lụt và hạn hán gây ra.
(5) Xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ quản lý thiên tai do nguồn nước gây nên (hình 12).
Mục tiêu: Nhận thức hiện trạng, cảnh báo các thiên tai lũ lụt và hạn hán, giám sát thiên tai nhằm giảm đến tối thiểu mức độ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán gây ra, phục vụ phát triển bền vững.
Cấu trúc: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai (lũ lụt và hạn hán) được thiết kế để lưu trữ và liên kết những dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu địa lý với các hệ thống phân tích và mô hình hóa thủy văn.
(+) Hệ thống bản đồ: Địa hình (cả địa hình trên lưu vực và địa hình lòng sông), hiện trạng sử dụng đất, tình hình phát triển KT - XH trong tỉnh.
(+) Hệ thống thu nhận thông tin thời gian thực: Thu thập các số liêu khí tượng, thủy văn ở các trạm quan trắc, số liệu quy trình vận hành các hồ chứa... được chuẩn hóa, cập nhật.
(+) Hệ quản trị: Thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thông tin cho hệ thống mô hình Mike (Mike flood xác định lũ lụt, Mike basin cân bằng nguồn nước)
- Cung cấp thông tin cho hệ thống phân tích theo GIS
- Cung cấp thông tin về các phương án phòng chống thiên tai đã có (+) Hệ thống giải bài toán về lũ lụt và hạn hán
- Dựa vào bộ mô hình Mike flood xác định vùng ngập lụt, vận tốc dòng chảy... - Dựa vào mô hình Mike Basin cân bằng nguồn nước và đưa ra thứ tự ưu tiên dùng nước trong mùa kiệt...
(+) Hệ thống phân tích cảnh báo: Dựa trên kết quả của mô hình, chồng lớp trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất xây dựng được những bản đồ tổng hợp, bằng phương pháp so sánh một số các phương án sử lý tình huống, cho phép nhà quản lý ra quyết định chính xác trong điều hành, chỉ huy công tác phòng chống thiên tai lũ lụt và hạn hán.
67
Hình 12: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai
Kết quả - Bản đồ ngập lụt - Bản đồ rủi ro thiên tai - Tống kê thiệt hạn Phương án phù hợp giảm thiểu phòng tránh lũ lụt, hạn hán CƠ SỞ DỮ LIỆU Hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai
(lũ lụt và hạn hán) Bản đồ địa hình, hiện trạng sử dụng đất, mạng lưới sông Số liệu khí tượng –thủy văn, mặt cắt ngang sông Phương án phòng chống lũ lụt hạn hán theo các kịch bản Mô hình mô phỏng ngập lụt Cảnh báo hạn hán Tính toán xâm nhập mặn Cân bằng nước
68