Đánh giá hiện trạng quản lý thiên tai hiện nay của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 55 - 59)

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN Ở QUẢNG

2.4.Đánh giá hiện trạng quản lý thiên tai hiện nay của tỉnh Quảng Nam

* Về mặt các công trình:

Nguồn nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khá phong phú, tuy nhiên do sự phân mùa sâu sắc cùng với hệ thống công trình chưa được hoàn chỉnh nên chưa đáp ứng được thực tế (cung cấp đủ nguồn nước sử dụng cho các hoạt động của con người cũng như môi trường, phòng chống lũ lụt) cũng như thiết kế công trình

+ Về các công trình cấp nước tưới: chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Hiệu quả tưới thấp, diện tích chưa được tưới còn khá nhiều, tình trạng hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân trong vùng. Hiệu quả tưới của các công trình trong lưu vực không cao do:

- Công nghệ lạc hậu: Công nghệ tưới lạc hậu, chủ yếu là tưới tràn; Công trình điều phối, phân phối nước không có, hoặc có thì lạc hậu, điều hành bằng thủ công - Hệ thống thiếu đồng bộ: Đầu mối và kênh chính được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh

nhưng hệ thống kênh nội đồng thường xây dựng dở dang và thiếu công trình trên kênh; Một số công trình, trong thiết kế chỉ chú ý giải quyết tưới dẫn đến hệ thống kênh mương còn gây ngập úng cục bộ

- Công trình xuống cấp: Các công trình trong vùng chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ được xây dựng cách đây từ 10- 20 năm. Nhiều công trình đầu mối bị hư hỏng, kênh tưới chủ yếu là kênh đất dẫn dến vị xói lở, bồi lấp sau mỗi mùa mưa lũ vì vậy không đảm bảo khả năng chuyển tải lưu lượng theo thiết kế.

- Công tác quản lý: Điều hành, phân phối nước chưa hợp lý dẫn đến tình trạng sử dụng nước còn lãng phí; Công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình chưa tốt dẫn đến công trình xuống cấp, không được sửa chữa kịp thời

- Về nguồn nước: một số công trình thuộc lưu vực sông Ly Ly, Tây Quế Sơn không đảm bảo được nguồn nước. Nguồn nước vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn dẫn đến một số trạm bơm trên sông Vĩnh Điện, sông Bà Rén... phải ngừng hoạt động. Một số trạm bơm khác do mực nước xuống thấp không phát huy hét công suất thiết kế.

Vì vậy, hạn hán và xâm nhập xảy ra thường xuyên. Các công trình hiện trạng chủ yếu là trạm bơm và đập dâng, ngoại trừ hồ Phú Ninh có dung tích điều tiết tương đối lớn, các hồ chứa còn lại khả năng điều tiết kém, không có khả năng bổ sung nước cho vùng hạ lưu vào mùa kiệt. Vì vậy tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xẩy ra thường xuyên đã gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong vùng.

52

+ Về công tác phòng chống lũ: Các công trình hồ chứa được xây dựng trên dòng nhánh, dung tích nhỏ và nhiệm vụ tưới là chính do vậy khả năng chống lũ kém hiệu quả. Theo thiết kế, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã và đang xây dựng rất nhiều các công trình thủy điện với mục tiêu tăng cường điện năng cho đất nước và điều tiết dòng chảy trên sông. Tuy nhiên cho đến nay các công trình thủy điện đã không đáp ứng được những yêu cầu thiết kế đặt ra. Qua thực tế kết quả vận hành của công trình thủy điện A Vương trong năm qua (cụ thể là trong mùa lũ năm 2009) cho thấy các tính toán trên chưa sát với thực tế. Các nguyên nhân có thể kể đến là các dung tích hồ chứa ở miền Trung nói chung và ở vùng thượng du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nói riêng không có dung tích phòng lũ. Với các hồ chứa được quy hoạch xây dựng trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn do điều kiện địa hình đã không có dung tích lớn. Và sau quá trình điều chỉnh trong các bước xây dựng khả thi (do điều tra, đo đạc địa hình kỹ hơn, tính toán lợi ích chi phí...) nên các công trình thủy điện thủy lợi không có dung tích phòng lũ như ban đầu. Và thiệt hại do lũ lụt gây ra ngày càng gia tăng cả về người và của cải vật chất.

* Về mặt thể chế chính sách

Hiện nay, nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng hiện không có một Cơ quan quốc gia duy nhất về Quản lý thảm hoạ thiên tai. Theo Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020, Chính phủ quản lý thống nhất các hoạt động phòng chống thiên tai. Quyết định này giao cho Bộ NN&PTNT làm cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm điều phối. Quyết định số 26/2008/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 28/1/2008, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão đã lập ra một cơ quan chuyên trách về phòng chống lụt bão và quản lý đê điều, đó là Cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão. Cục trực thuộc Bộ NN&PTNT, và có các nhiệm vụ sau:

• Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và ra các quyết định liên quan tới quản lý đê điều và phòng chống lụt bão.

• Chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và quản lý việc triển khai các Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, cũng như khắc phục hậu quả của thiên tai.

• Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.

• Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục, tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

53

Các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão được thành lập theo Nghị định số 168/HĐBT ngày 19/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã nhiều lần được kiện toàn, lần gần đây nhất là với Quyết định số 51/QĐ-PCLBTW ngày 7/4/2009 của Ban chỉ huy PCLBTƯ về tăng cường Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương. Trên thực tế, các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương và địa phương là những cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm thường trực về phòng chống lụt bão. Theo Nghị định thi hành Pháp lệnh Phòng chống lụt bão (điều 11.1), Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương có nhiệm vụ:

- Quyết định cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, bão;

- Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra;

- Chỉ đạo điều hành các hồ chứa trong việc tham gia cắt lũ theo quy trình vận hành của công trình;

- Tổng hợp tình hình, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong phạm vi cả nước. Đối với tỉnh Quảng Nam, công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai được thực hiện dựa trên Pháp lệnh phòng, chống lụt bão do Quốc hội ban hành năm 2000. Các tổ chức phòng, chống thiên tai các cấp các ngành đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, giữ vai trò tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương, cơ quan về công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Các tổ chức phòng, chống thiên tai hoạt động có tính chất riêng biệt theo ngành và địa phương mình, vì vậy khi gặp tình huống khẩn cấp và cần thiết việc phối hợp đôi khi chưa được chặt chẽ. Vì vậy rất cần có sự hỗ trợ thống nhất như sau trong chỉ đạo phòng chống thiên tai:

- Công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đòi hỏi sự đầu tư quan tâm của cảc hệ thống chính trị và tham gia tích cực của cộng đồng. Từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được cán bộ chính quyền các địa phương coi trọng; đồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục thường xuyên đến mọi tầng lợp nhân dân hiểu rõ, có nhận thức cao và nhìn nhận trách nhiệm của cá nhân mình khi xảy ra thiên tai.

- Khi thiên tai bão lũ xảy ra, việc tổ chức ứng cứu gặp nhiều khó khăn do không đảm giao thông, thông tin liên lạc, lại phải di chuyển trong mưa lũ. Vì vậy, để phòng chống giảm nhẹ thiên tai phải thực hiện tốt phương châm "lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ"

54

- Nội dung quy hoạch phát triển của các cấp, các ngành bắt buộc phải gắn với công tác phòng tránh thiên tai nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; thực hiện nhiều biện pháp phi công trình phòng tránh thiên tai với phương châm: thích nghi để phát triển. - Từng bước có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu thiên tai nhằm

hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm mưa lũ, đảm bảo chính xác, kịp thời là yếu tố quan trọng giúp công tác phòng, tránh thiên đạt hiệu quả cao hơn

* Về công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn còn quá thưa, chưa phản ánh được đặc trưng khí hậu thuỷ văn của các vùng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trạm đo mưa. Cả tỉnh có 14 trạm đo mưa phục vụ dự báo, bình quân trên 700 km2 mới có 1 trạm, trong đó có một số vùng rất thưa hoặc không có trạm như khu kinh tế mở Chu Lai, Thăng Bình, Nam Trà My, Tây Giang... và đặc biệt là một trong các tâm mưa lớn nhất nước tại Xuân Bình. Trạm đo mưa thưa, không phản ánh được thực tế phân bố mưa trên địa bàn do vậy công tác dự báo thuỷ văn hết sức khó khăn; Trạm thuỷ văn có đo lưu lượng nước chỉ có 2 trạm đặt trên 2 nhánh sông thượng nguồn sông Vu Gia và Thu Bồn, trong khi đó mạng lưới sông lại rất phức tạp do đó viêc đánh giá lượng nước từ thượng nguồn về và việc tính toán tài nguyên nước, tính toán các đặc trưng dòng chảy rất khó khăn.

- Thiết bị đo đạc không đồng bộ, phần lớn còn lạc hậu. Việc quan trắc chủ yếu thực hiện bằng thủ công, thao tác chậm, sai số chủ quan lớn.

- Hệ thống thông tin không đồng bộ và đều phải thực hiện bằng thủ công do đó thời gian thu nhận thông tin chậm, ảnh hưởng đến tiến hành dự báo tác nghiệp.

- Công nghệ dự báo tại địa phương còn lạc hậu, làm thủ công, công cụ hỗ trợ chưa nhiều. Trình độ dự báo viên còn hạn chế. Về dự báo khí tượng, chưa dự báo định lượng mưa chính xác có thể, chưa dự báo được tố, lốc, mưa đá, các cực trị về nhiệt, mưa. Về dự báo thuỷ văn, chưa dự báo được mức độ lan truyền mặn và định lượng độ mặn ở vùng hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn. Chưa có công cụ, phương tiện dự báo lũ quét ở vùng núi, ngập lụt vùng hạ du.

- Về con người, đội ngũ quan trắc viên hiện không đồng đều, cán bộ quan trắc lâu năm chưa được đào tạo lại, việc học tập tiếp cận công nghệ mới hết sức khó khăn. Nhiều loại thiết bị mới đưa vào khai thác, nhưng cán bộ chưa đủ năng lực.

55

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 55 - 59)