Cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai lũ

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 59 - 60)

3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH NGHI VỚI THIÊN

3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai lũ

hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Lũ lụt và hạn hán là những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam, là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Theo đánh giá, công tác quản lý thiên tai ở Việt Nam hiện nay còn cồng kềnh, chưa có sự thống nhất và gắn kết trong chỉ đạo và điều hành, chưa phát huy hết năng lực cũng như phối hợp của các ngành trong triển khai thực hiện. Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai mới tập trung chủ yếu vào công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn là chính, các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai khác như hạn hán còn thực hiện trên cơ sở ứng phó một cách thụ động với tình hình thiên tai ở từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà không có định hướng, chiến lược và kế hoạch hành động lâu dài. Do đó, rất gắn kết công tác phòng chống hạn hán trong hệ thống phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu, là hết sức cần thiết trên cơ sở coi công tác phòng chống hạn hán là công việc thường xuyên của toàn hệ thống chính trị, và là một bộ phận trong hệ thống tổ chức về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam hiện nay.

Việc kiện toàn hệ thống tổ chức phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở nước ta đang ở trong điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi do đã có các cam kết và nghị định của chính phủ như:

- Cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Việt Nam có riêng một Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu;

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 10/9/2009 về điều chỉnh Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT, theo đó sẽ thành lập Tổng Cục là Tổng Cục Thuỷ lợi trên cơ sở sát nhập Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão - thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương và Cục Thuỷ lợi đơn vị thường trực công tác chống hạn, như vậy, đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa phòng chống lụt bão và phòng chống hạn hán.

- Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Bộ NN&PTNT cùng với các ủy ban và Sở NN&PTNT của các tỉnh đang xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược này. Mục tiêu đặt ra:

56

Tăng cường kiến thức về Quản lý rủi ro thiên tai trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia, quy định, kế hoạch hành động và kế hoạch đầu tư về giảm thiểu rủi ro và khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau các thiên tai lớn, đặc biệt chú trọng tới các tổn thương khác do tác động của biến đổi khí hậu.

Củng cố cơ cấu thể chế và năng lực cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam đặc biệt chú trọng đến các thông tin về Quản lý rủi ro thiên tai; truyền thông và nâng cao nhận thức; phân tích tính dễ bị tổn thường; và thực hiện các đầu tư cụ thể.

Dựa trên các văn bản chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Nam đã nêu rõ phương châm trong công tác phòng chống thiên tai là: “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển” trong kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Có thể thấy rằng, các nghiên cứu đã chỉ ra do tác động của biến đổi khí hậu, các dạng thiên tai lũ lụt và hán hán ngày càng có xu hướng gia tăng vì vậy rất cần phải có những biện pháp tăng cường công tác dự phòng, chuẩn bị sẵn sáng ứng phó với các thiên tai trên. Theo Trung tâm Giảm nhẹ Hạn hán quốc gia Hoa Kỳ, chu trình quản lý thiên tai (lũ lụt và hạn hán) được xây dựng theo một chu trình bao gồm hai giai đoạn chính: (1) Giai đoạn quản lý rủi ro; và (2) Giai đoạn quản lý sự cố. Các hoạt động trong giai đoạn quản lý rủi ro đều mang tính phòng tránh lũ lụt, hạn hán và giảm nhẹ tác động do lũ lụt, hạn hán trong khi các hoạt động trong giai đoạn quản lý sự cố mang tính ứng phó và khắc phục những tác động do thiên tai lũ lụt, hạn hán gây ra.

Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân, hiện trạng và tác động của các thiên tai đến sự phát triển bền vững nền kinh tế, ổn định xã hội và môi trường, đối với tỉnh Quảng Nam, đề xuất các biện pháp phòng tránh thiên tai lũ lụt và hạn hán được tập trung chủ yếu trong giai đoạn quản lý rủi ro (Hình 11)

Một phần của tài liệu Chuyên đề 15: Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)