Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN ở huyện Gio Linh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện gio linh tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)

- Phía Nam giáp thị xã Đông Hà và huyện Triệu Phong.

3.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN ở huyện Gio Linh

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH

3.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN ở huyện Gio Linh

Gio Linh

Để đánh giá một doanh nghiệp hay tập hợp một doanh nghiệp, thì việc trước tiên là xem xét đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, năng lực của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường bên ngoài. Năng lực của doanh nghiệp thì bao gồm nhiều yếu tố như VSXKD, lao động hiện đang sử dụng, tài sản cố định, tài sản lưu động, VCSH… Sau đây là một vài số liệu về yếu tố đầu vào liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh trong giai đoạn 2004 -2006.

Bảng 3.7: Một số yếu tố đầu vào chủ yếu của các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2004 2005 2006 05/04 06/05 Lao động 720 633 825 87,9 130,3 Vốn SXKD 49.753 59.657 70.615 119,9 118,4 Vốn CĐ 15.612 20.807 23.054 133,3 110,8 Vốn LĐ 34.141 38.850 47.561 113,8 122,4 Vốn CSH 34.244 39.681 32.497 115,9 81,9 Nợ phải trả 15.509 19.976 38.118 128,8 190,8

Nguồn: Số liệu điều tra về các DNVVN của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị

Ngoài yếu tố lao động đã phân tích ở trên, thì từ bảng 3.7 cho thấy, VSXKD luôn tăng lên qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể như sau, năm 2005 tăng lên 119,9% so với năm 2004 trong đó VCĐ có tốc độ tăng là 33,3% nhiều hơn so với 13,8% của vốn LĐ, năm 2006 VSXKD tăng lên 118,4% so với năm 2005, nhưng qua năm này thì cơ cấu trong tốc độ tăng của VSXKD đã thay đổi so với năm 2005 cụ thể, VLĐ có tốc độ tăng 22,4% nhiều hơn 10,8% của VCĐ. Trong nguồn vốn SXKD thì bao gồm hai nguồn, VCSH và nợ phải trả, năm 2004 VCSH chiếm 68,83% VSXKD còn nợ phải trả chiếm 31,17%, năm 2005 VCSH đã tăng

lên 115,9% so với năm 2004 và chiếm 66,52% VSXKD còn nợ phải trả chiếm 33,48% vốn SXKD, như vậy, năm 2005 nguồn VCSH đã có chiều hướng giảm xuống theo tỷ lệ trong tổng VSXKD so với năm 2004 và ngược lại thì nợ phải trả tăng lên, nợ phải trả năm 2005 tăng lên 128,8% so với năm 2004. Qua năm 2006 thì nguồn vốn CSH đã giảm xuống còn 81,9% so với năm 2005 và cơ cấu của nó trong tổng VSXKD chỉ còn 46,02% và ngược lại nợ phải trả tăng lên chiếm 53,98% tổng VSXKD, nợ phải trả của năm 2006 tăng lên 190,8% so với năm 2005. Các DNVVN ở huyện Gio Linh đang ngày có nhiều khoản nợ hơn.

Từ một số yếu tố đầu vào trên dẫn đến kết quả mà các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau.

Bảng 3.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN trên đại bàn huyện Gio Linh

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2004 2005 2006 05/04 06/05

Doanh thu thuần 50.124 64.635 92.417 129,0 143,0

Lợi nhuận 711 592,5 993,1 83,3 167,6

Doanh thu bình quân 1.566,4 1.657,3 2.200,4 105,8 132,8

Lợi nhuận bình quân 22,2 15,2 23,6 68,4 155,6

Nguồn: Số liệu điều tra về DNVVN của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, doanh thu trong giai đoạn (2004 – 2006) luôn luôn tăng, từ 50.124 triệu đồng năm 2004 tăng lên 92.417 triệu đồng năm 2006 tương ứng tăng 184,38%, cụ thể tốc độ tăng qua các năm như sau: năm 2005 tăng lên 129% so với 2004 tương ứng với số tuyệt đối là tăng 14.511 triệu đồng, tỉ lệ giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng vốn SXKD là 1,075, từ tỉ lệ này cho thấy tốc độ tăng doanh thu của năm 2005 lớn hơn tốc độ tăng vốn SXKD. Đây là một dấu hiệu tốt cho các DNVVN của huyện Gio Linh khi họ bỏ vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh trong năm 2005. Mặc dù doanh thu trong năm 2005 tăng nhưng lợi nhuận của năm này lại giảm xuống còn 83,3% so với năm 2004 tương ứng giảm 118,5 triệu đồng. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm thì có nhiều nguyên như:

doanh nghiệp có quá nhiều khoản chi phí không hợp lý hay việc sửa chữa lớn tài sản cố định trong năm… Doanh thu năm 2006 tăng lên 143% so với 2005 tương ứng là 27.782 triệu đồng và tỉ lệ giữa tăng doanh thu với tỉ lệ tăng VSXKD là 1,208. Trong giai đoạn 2004 – 2006 thì tốc độ giữa tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng VSXKD, từ đây cho thấy các DNVVN ở huyện Gio Linh đã đầu tư có hiệu quả vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Lợi nhuận năm 2006 cũng tăng lên 167,6% so với năm 2005 tương ứng tăng 400,6 triệu đồng lợi nhuận, tỷ lệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận so với tốc độ tăng vốn SXKD trong năm 2006 là 1,416. Trong năm 2005 do lợi nhuận giảm so với năm 2004 nên đòn bẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mang số âm, nhưng qua năm 2006 thì chỉ tiêu này có thay đổi so với năm 2005. Cụ thể như sau, đòn bẩy hoạt động của các DNVVN trong năm 2006 là 1,57, điều này có nghĩa là nếu doanh thu của các DNVVN ở huyện Gio Linh trong năm 2006 tăng 10% thì lợi nhuận của nó tăng 15,7%. Tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận luôn lớn hơn tốc độ tăng vốn SXKD cùng với đòn bẩy hoạt động lớn hơn 1 cho thấy các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh đang hoạt động có kết quả khá tốt, tuy rằng vẫn còn đang rất nhỏ bé.

Từ các yếu tố đầu vào thông qua quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho ra kết quả của quá trình hoạt động đó. Nhằm đánh giá xem hoạt động của các DNVVN có hiệu quả hay không thì thông qua việc phân tích sau.

Bảng 3.9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2004 – 2006

TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006

1 Lợi nhuận/doanh thu % 1,418 0,917 1,075

2 Lợi nhuận/VSXKD % 1,429 0,939 1,406 3 Doanh thu/VSXKD lần 1,01 1,08 1,31 4 Doanh thu/VCĐ lần 3,211 3,106 4,009 5 Nợ phải trả/nguồn VSXKD % 31,17 33,48 53,98 6 Vốn CSH/nguồn VSXKD % 68,83 66,52 46,02 7 Vốn CĐ/VSXKD % 31,38 34,88 32,65

Từ kết quả tính toán ở bảng 3.9 cho thấy, tỷ suất sinh lời trên doanh thu chung cho các DNVVN trên địa bàn Gio Linh trong năm 2004 là cứ bình quân 100 đồng doanh thu thì sinh ra 1,418 đồng lợi nhuận, nhưng qua năm 2005 thì tỷ suất này giảm xuống còn 0,917%, nguyên nhân của sự giảm sút là do lợi nhuận của năm 2005 thấp hơn năm 2004 trong khi doanh thu thì lại tăng. Năm 2006 tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng lên 1,075% song vẫn thấp hơn năm 2004. Điều này cho thấy càng về sau các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh càng khó khăn hơn. Tương tự tỷ suất sinh lời trên vốn SXKD cũng cho thấy, trong năm 2004 cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh thì có 1,429 đồng lợi nhuận, qua năm 2005 chỉ còn 0,939 đồng lợi nhuậm được sinh ra từ 100 đồng vốn kinh doanh, năm 2006 là 1,406. Từ những phân tích trên cho thấy tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp không ổn định qua các năm.

Hệ số doanh thu trên vốn SXKD hay trên vốn CĐ cho thấy, trong năm 2004, cứ 1 đồng vốn SXKD thì tạo ra được 1,01 đồng doanh thu hay cứ 1 đồng vốn CĐ thì tạo ra được 3,211 đồng doanh thu, năm 2005 thì hệ số doanh thu trên vốn SXKD tăng so với năm 2004 là 6,93% nhưng hệ số doanh thu trên vốn CĐ lại giảm 3,27%, nguyên nhân do trong năm 2005 các DNVVN tăng đầu tư vào tài sản cố định trong khi tốc độ doanh thu tăng không tương ứng. Năm 2006 thì hệ số này của các doanh nghiệp đều tăng so với năm 2005 cụ thể, doanh thu trên vốn SXKD tăng 21,30% và doanh thu trên vốn CĐ tăng 29,07%.

Tỷ suất đầu tư của các doanh nghiệp cho thấy mức độ hiện đại hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện ở chỉ tiêu vốn CĐ trên vốn SXKD, chỉ tiêu này cũng cho thấy vốn CĐ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong trong tổng vốn SXKD. Năm 2004 tỷ suất đầu tư các doanh nghiệp là 31,17%, năm 2005 tỷ suất này là 33,48% tăng so với năm 2004 là 7,41%, nhưng năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là 6,39%. Điều này cho thấy trong năm 2005 các doanh nghiệp có sự đầu tư mạnh mẽ vào TSCĐ, nhưng không được thực hiện liên tục vì qua năm 2006 tỷ suất đầu tư lại giảm xuống, sự giảm xuống này có thể do các doanh nghiệp tăng vốn LĐ nhiều hơn

so với tăng vốn CĐ hoặc cũng có thể do các doanh nghiệp chưa tái đầu tư tài sản cố định mới khi mà tài sản cố định cũ đã hết thời hạn sử dụng.

Từ hệ số doanh thu và tỷ suất đầu tư cho thấy trong năm 2005 các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh có sự đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định. Tuy rằng, trong năm này do việc đầu tư tăng nhanh so với việc tăng doanh thu làm cho hệ số doanh thu trên tài sản cố định giảm, nhưng qua năm 2006 thì cho thấy hệ số doanh thu tăng lên một cách rõ rệt và việc đầu tư vào tài sản cố định đã giảm xuống.

Từ tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ cho thấy sự đóng góp của chủ nợ và chủ sở hữu trong tổng số tài sản, tỷ suất nợ ngày một tăng cao trong giai đoạn 2004 - 2006 và tương ứng tỷ suất tự tài trợ giảm xuống. Cụ thể như sau, tỷ suất nợ của năm 2005 là 33,48% tăng so với năm 2004 là 7,41%, tỷ suất này của năm 2006 là 53,98% tăng so với năm 2005 là 61,23%. Trong năm 2006 tổng số nợ của các doanh nghiệp chiếm hơn một nữa tổng nguồn vốn. Việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án là việc hiển nhiên nên làm, nhưng việc vay nợ để chi trả những khoản phải trả do việc làm ăn thua lỗ của những kỳ trước thì các doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

Từ việc phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN ở huyện Gio Linh trong giai đoạn 2004 – 2006 cho thấy, kết quả của quá trình hoạt động là khá tốt doanh thu luôn tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng lại không có hiệu quả cao vì trong khi doanh thu của các doanh nghiệp tăng mà lợi nhuận thì thay đổi không đều nhau qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện gio linh tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)