- Phía Nam giáp thị xã Đông Hà và huyện Triệu Phong.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
3.1.2. Quy mô về vốn và lao động của doanh nghiệp 1 Quy mô về vốn
3.1.2.1. Quy mô về vốn
Vốn là một trong những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong hai tiêu chí cơ bản để phân loại quy mô DNVVN. Vốn của doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thái như vốn bằng tiền, tài sản cố định, đất đai, bằng phát minh sáng chế…
Theo kết quả điều tra cùng số liệu của Phòng Thống kê huyện Gio Linh, Cục Thống kê Quảng Trị thì trên địa bàn huyện có tổng vốn đăng ký kinh doanh đến năm 2006 là 39.961 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2004 là 6.863 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 20,74%. Đến hết năm 2006 một doanh nghiệp ở huyện Gio Linh có vốn đăng ký kinh doanh bình quân là 951,45 triệu đồng. Sự sống còn của một doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng và chủ chốt nhất đó là lượng vốn ban đầu để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhiều hay ít và hiệu quả của việc sử dụng lượng vốn đó là như thế nào. Việc duy trì và phát triển lượng vốn ban đầu mà các doanh nghiệp đã bỏ ra thường được biểu hiện qua việc sử dụng lượng vốn SXKD hàng năm.
Theo kết quả điều tra về DNVVN của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, trong năm 2006, tổng số VSXKD của các DNVVN hoạt động trên địa bàn huyện Gio Linh là 71.615 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 11.958 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng lên là 20,04% và năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21.862 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng lên là 43,94%. Nhìn chung, số VSXKD mà các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh có tăng lên trong giai đoạn 2004 – 2006. Trong năm 2004 bình quân một doanh nghiệp bỏ ra 1.554,8 triệu đồng để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, con số này của năm 2005 là 1.529,7 triệu đồng trên một doanh nghiệp và năm 2006 là 1.705,1 triệu đồng trên một doanh nghiệp. Như vậy, trong năm 2005 do số lượng doanh nghiệp tăng lên làm cho tổng VSXKD của các doanh nghiệp tăng lên, nhưng số VSXKD bình quân một doanh nghiệp giảm
xuống so với năm 2004. VSXKD là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển quy mô, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng với lượng VSXKD bình quân một doanh nghiệp qua các năm nghiên cứu nhỏ bé và không đều nhau như vậy, thì các DNVVN ở huyện Gio Linh rất khó để phát triển quy mô của mình. Sự nhỏ bé về VSXKD bình quân của các DNVVN ở huyện Gio Linh được thể hiện: nếu lấy VSXKD bình quân một DNVVN ở thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị năm 2003 là 3.334,8 triệu đồng so với 1.705,1 triệu đồng VSXKD bình quân của một DNVVN ở huyện Gio Linh trong năm 2006 thì cho thấy một sự chênh lệch khá lớn, sự so sánh này có hơi khập khiễng vì thị xã Đông Hà là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, nhưng cũng nói lên được rằng số VSXKD của các doanh nghiệp ở huyện Gio Linh năm 2006 chỉ bằng khoảng ½ số VSXKD của các DNVVN ở thị xã Đông Hà trong năm 2003. [21]
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô mức vốn sản xuất kinh doanh
ĐVT: Doanh nghiệp Vốn SXKD (Triệu đồng) 2004 2005 2006 So sánh (%) Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 05/04 06/05 250 đến dưới 500 5 15,6 8 20,5 7 16,7 160,0 87,5 500 đến dưới 1.000 7 21,9 8 20,5 12 28,6 114,3 150,0 1.000 đến dưới 2.000 14 43,8 14 35,9 16 38,1 100,0 114,3 2.000 đến dưới 4.000 5 15,6 8 20,5 6 14,3 160,0 75,0 Trên 4.000 1 3,1 1 2,6 1 2,4 100,0 100,0 Tổng 32 100 39 100,0 42 100,0 121,9 107,7
Nguồn: Số liệu điều tra về các DNVVN của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Hầu hết các DNVVN ở huyện Gio Linh đều có mức VSXKD nằm trong khoảng từ 250 đến 4.000 triệu đồng, chiếm trên 96% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh xét theo tiêu chí VSXKD là rất nhỏ bé. Trong năm 2004 có 5 doanh nghiệp có mức VSXKD từ 250 đến dưới 500 triệu đồng, thì sang năm 2005 tăng lên 8 doanh nghiệp tương ứng tăng 160%, nhưng qua năm 2006 thì có giảm xuống 1 doanh nghiệp tương ứng với giảm còn 87,5%. Số lượng các doanh nghiệp có mức
VXSKD nằm trong khoảng từ 500 đến dưới 1.000 triệu đồng luôn có sự tăng lên theo thời gian cụ thể, năm 2004 có 7 doanh nghiệp thì năm 2005 có 8 doanh nghiệp và năm 2006 có 12 doanh nghiệp tương ứng với tỉ lệ tăng lên lần lượt là 14,3%, 50%. Mức VSXKD nằm trong khoảng từ 1.000 đến dưới 2.000 triệu đồng, đây là mức VSXKD có nhiều doanh nghiệp nhất, chiếm hơn 1/3 số doanh nghiệp đang hoạt động. Cụ thể như sau: năm 2004 và năm 2005 có 14 doanh nghiệp, năm 2006 có 16 doanh nghiệp tăng lên 114% so với 2005. Mức VSXKD có số lượng doanh nghiệp biến động nhiều nhất là mức từ 2.000 đến dưới 4.000 triệu động, năm 2004 có 5 doanh nghiệp thì năm 2005 có 8 doanh nghiệp tương ứng với tỉ lệ tăng là 60%, nhưng năm 2006 lại giảm xuống còn 75% so với năm 2005. Mức VSXKD trên 4.000 triệu đồng thì vẫn không thay đổi qua các năm nghiên cứu và chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp. Số VSXKD mà các DNVVN đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình là quá nhỏ bé, có hơn 76% doanh nghiệp có mức VSXKD dưới 2.000 triệu đồng.