- Phía Nam giáp thị xã Đông Hà và huyện Triệu Phong.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
3.1.2.2. Quy mô về lao động
Lao động là một trong hai chỉ tiêu để phân loại quy mô của doanh nghiệp, sự thu hút một lượng lao động khá lớn của các DNVVN là một trong các nguyên nhân chính làm cho cả xã hội quan tâm tới nó. Chính vì điều này mà khi nghiên cứu về các DNVVN, người nghiên cứu thường quan tâm nhiều tới mức độ thu hút lao động của loại doanh nghiệp này. Sau đây là một vài số liệu nói lên tình hình thu hút lao động của DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
Năm 2006 các DNVVN ở huyện Gio Linh đã thu hút được 825 lao động, tăng so với cùng kỳ năm 2005 là 28,03% tương ứng với 182 lao động tăng thêm và năm 2006 tăng so với năm 2004 là 14,58% tương ứng tăng 130 lao động (năm 2004 có 720 lao động), như vậy, năm 2005 lao động trong các doanh nghiệp ít hơn so với năm 2004 là 77 người. Trong năm 2006 các DNVVN thu hút được 182 lao động mới, nếu so với 915 lao động có việc làm mới trong năm của toàn huyện Gio Linh thì nó chiếm 19,89%, một con số chưa tương xứng lắm với tiềm năng thu hút lao
động của DNVVN. Bình quân một DNVVN trên địa bàn huyện trong năm 2004 thu hút được 22,5 lao động, năm 2005 thu hút được 16,48 lao động và năm 2006 thu hút được 19,64 lao động. Tuy số lượng doanh nghiệp tăng lên nhưng việc thu hút lao động lại giảm xuống, nên làm cho số lượng lao động bình quân trong một DNVVN ở huyện Gio Linh giảm xuống. Lao động trong các DNVVN ở huyện Gio Linh thường biến thiên rất lớn theo mùa vụ, vì ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng, mà loại hình doanh nghiệp này thì lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khối lượng công trình có được. Số lao động trong các doanh nghiệp nếu phân theo loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh thì như sau.
Bảng 3.5: Bình quân số lượng lao động trong một doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh
ĐVT: Lao động Lĩnh vực kinh doanh 2004 2005 2006 So sánh (%) 05/04 06/05 Công nghiệp Tổng 55 68 139 123,6 204,4 Bình quân 18,3 9,7 17,4 53,0 179,0 Xây dựng Tổng 583 487 584 83.5 119,9 Bình quân 29,2 21,2 24,3 72,6 114,9 Thương nghiệp Tổng 77 73 77 94,8 105,5 Bình quân 9,6 9,1 9,6 94,8 105,5 Nông nghiệp Tổng 5 5 25 100,0 500,0 Bình quân 5,0 5,0 12,5 100,0 250,0 Tổng cộng 720 633 825 87,9 130,3
Nguồn: Số liệu điều tra về các DNVVN của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Qua số liệu của bảng 3.5 cho thấy, lao động bình quân trong một doanh nghiệp của năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004, trong đó giảm nhiều nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể, năm 2004 bình quân một doanh nghiệp có 18,3 lao động nhưng qua năm 2005 thì chỉ có 9,7 lao động. Về số tuyệt đối, thì tổng số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp đã tăng từ 55 lao động trong năm 2004 tăng lên 68 lao động năm 2005, nhưng lao động bình quân trong một
doanh nghiệp lại giảm, nguyên nhân do số lượng doanh nghiệp tăng lên nhưng lao động trong các doanh nghiệp mới ít hơn so với các doanh nghiệp đang hoạt động, nên dẫn đến số lao động bình quân giảm. Lao động bình quân ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng năm 2005 cũng có giảm so với năm 2004 nhưng không lớn như các doanh nghiệp công nghiệp. Cụ thể, năm 2004 có bình quân 29,2 lao động trong một doanh nghiệp thì năm 2005 giảm xuống còn 21,2 lao động.
Qua năm 2006 tổng số lao động trong các doanh nghiệp có tăng lên tương đối so với năm 2005, cụ thể như sau, tổng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng lên nhiều so với năm 2005, từ 68 lao động năm 2005 tăng lên 139 lao động trong năm 2006 và lao động bình quân cũng tăng lên 17,4 lao động, gần bằng so với lao động bình quân của năm 2004. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng so với năm 2005, cụ thể lao động bình quân tăng từ 21,2 lên 24,3 người, tương ứng với số lao động tăng lên là 97.
Các doanh nghiệp trong ngành thương mại thì nhìn chung lượng lao động bình quân trong một doanh nghiệp không thay đổi trong giai đoạn (2004-2006), vì số lượng các doanh nghiệp không thay đổi qua các năm nghiên cứu cùng với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này ít có sự biến động về lao động mùa vụ. Còn lao động bình quân trong doanh nghiệp nông nghiệp thì năm 2005 không thay đổi so với năm 2004 vì năm 2005 không có sự biến động nào về số lượng doanh nghiệp, chỉ có 5 lao động trong loại hình doanh nghiệp này và cũng chỉ có 1 doanh nghiệp, nhưng qua năm 2006 thì lượng lao động bình quân có tăng lên từ 5 năm 2005 lao động lên 12,5 lao động năm 2006. Như vậy, lĩnh vực kinh doanh mà có tổng lao động và lao động bình quân có nhiều thay đổi nhất, đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và hai lĩnh vực này cũng thu hút nhiều lao động nhất tính trong năm 2006, còn các lĩnh vực thương nghiệp và nông nghiệp đều ít có sự biến động hơn và thu hút ít lao động hơn.
Bảng 3.6: Bình quân số lượng lao động trong một doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp 2004 2005 2006 05/04So sánh (%) 06/05 HTX 65 58 65 89,2 112,1 DNTN 61 66 79 108,2 119,7 CTTNHH 594 501 673 84,3 134,3 CTCP 0 8 8 0 100,0 Tổng cộng 720 633 825 87,9 130,3
Nguồn: Số liệu điều tra về các DNVVN của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy, lao động bình quân trong các DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp nhìn chung có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2005 lao động bình quân trong một HTX đã giảm xuống so với năm 2004 mặc dù số lượng HTX không thay đổi, bình quân một HTX năm 2004 có 16,25 lao động, năm 2005 có 14,5 lao động, tương ứng năm 2005 lao động trong các HTX giảm xuống còn 89,2% so với 2004 và năm 2006 tăng lên 112,1% so với năm 2005. Doanh nghiệp tư nhân trong năm 2004 có bình quân 8,71 lao động trong một doanh nghiệp, nhưng qua năm 2005 chỉ còn 7,33 lao động bình quân trong một doanh nghiệp, sự giảm xuống này do năm 2005 số lượng DNTN tăng lên trong khi số lao động tăng với tốc độ chậm hơn, tuy nhiên số lao động mà loại hình doanh nghiệp này thu hút vẫn tăng lên so với năm 2004 cụ thể, năm 2005 lao động trong các DNTN tăng lên 108,2% so với năm 2004, năm 2006 số lao động trong các DNTN vẫn tiếp tục tăng lên 119,7% so với năm 2005 và số lao động bình quân tăng lên 7,9 lao động trên một doanh nghiệp. CTTNHH trong năm 2004 có bình quân 28,29 lao động trong một doanh nghiệp, nhưng qua năm 2005 con số này chỉ còn 20,04 và tổng số lao động trong doanh nghiệp loại này cũng giảm còn 84,3% so với năm 2004, năm 2006 số lao động bình quân trong CTTNHH tăng lên 24,93 lao động và tổng số lao động tăng lên 134,3% so với năm 2006. CTCP năm 2005 mới được thành lập và năm 2006 số lao động trong loại hình này vẫn là 8 lao động. Như vậy, loại hình doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nhất là CTTNHH do có nhiều doanh nghiệp thuộc loại này cùng với lao động bình quân trong một doanh nghiệp cũng nhiều hơn các loại hình khác.