KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện gio linh tỉnh quảng trị (Trang 106 - 109)

- Kiểm định giả thiết H0: β2 =

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu sự phát triển các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh trong giai đoạn 2004 - 2006. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Sự phát triển các DNVVN, về số lượng trong giai đoạn 2004 - 2006, có tất cả 12 doanh nghiệp được thành lập, với tốc độ phát triển trung bình là 113,14%. Về chất lượng, sự phát triển các DNVVN trong những năm qua là rất nhỏ bé, manh mún, thiếu định hướng. Sự nhỏ bé đó được thể hiện qua số vốn SXKD trong năm 2006 như sau: Có 42,24% doanh nghiệp có vốn SXKD dưới 1 tỷ đồng và có tới 83,33% doanh nghiệp có vốn SXKD dưới 2.000 triệu đồng và chỉ có duy nhất một doanh nghiệp có vốn SXKD trên 4.000 triệu đồng. Còn nếu xét doanh nghiệp theo tiêu chí lao động thì có một doanh nghiệp duy nhất có số lao động trên 50 người, có 97,6% doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 50 người. Hiện nay trên địa bàn Gio Linh, lĩnh vực kinh doanh thu hút nhiều người tham gia là lĩnh vực xây dựng và loại hình CTTNHH chiếm số lượng lớn nhất. Tất các các DNVVN ở huyện Gio Linh đều hoạt động có lãi, tuy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

2. Những khó khăn mà các DNVVN ở huyện Gio Linh đang gặp phải.

Tình trạng thiếu vốn hoạt động và khó khăn trong việc tiếp xúc các nguồn vốn tín dụng.

Không thu hút được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp như: về quản lý doanh nghiệp, kế toán tài chính, marketing, lập và thẩm định dự án… còn thấp.

Không có thị trường hoạt động rộng lớn chỉ gói gọn trong phạm vi huyện Gio Linh. Quan hệ trong kinh doanh còn rất hạn chế, ít có được sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Khoa học - công nghệ lạc hậu và thiếu tiềm lực và thông tin để đầu tư vào khoa học - công nghệ. Hầu như không có doanh nghiệp nào có được chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn. Về phía chính quyền, nhà nước sở tại thì chưa có một động thái gì để gọi là trợ giúp, hỗ trợ các DNVVN.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở chương 3, luận văn đã đề xuât một số kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới.

2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Bên cạnh việc nỗ lực của bản thân các DNVVN, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ và trợ giúp các DNVVN theo hướng:

Nhà nước cần phải coi mọi doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế là như nhau, nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần có sự lựa chọn lĩnh vực ưu tiên phát triển riêng cho các DNVVN trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi đã được phê duyệt. Cơ quan nhà nước cần phải thực hiện nhất quán việc đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, tiếp tục rà soát và kiên quyết bãi bỏ các giấy phép không phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Quy định rõ ràng, cụ thể những ngành nghề phải có giấy phép, giảm chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, đơn giản hoá quy trình đăng ký và cấp mã số thuế, khắc dấu, giảm bớt các danh mục của luật chuyên ngành, cần có Luật Cạnh tranh, Chống độc quyền, hình thành khung khổ pháp luật cho việc bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, hạn chế hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh.

Đối với chính quyền địa phương, cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính như: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giảm thiểu tối đa quy trình khắc dấu cấp mã số thuế. Phát triển một cách mạnh mẽ và đồng bộ môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân cùng tham gia đầu tư. Cần phải có chiến lược quy hoạch rõ ràng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, để doanh nghiệp thuận lợi trong việc có được mặt bằng sản xuất. Các chính sách về tín dụng cần phải có những chính sách cụ thể, nhằm tạo sự thông thoáng trong thủ tục nhận vốn trên cơ sở quy đinh của pháp luật, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác nhau.

Đối với chính quyền tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng thì cần phải thành lập và phát triển các trung tâm dạy nghề, để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ năng, có trình độ cao hơn.

2.2. Đối với bản thân doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở huyện Gio Linh cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý của mình. Vì hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO thì cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho các DNVVN nói chung là ngang nhau. Vì vậy, để tận dụng được các cơ hội cũng như hạn chế được những thất thức, thì việc đầu tiên là các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản lý của mình, để nắm bắt tốt những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng trình độ quản lý tiên tiến do việc gia nhập WTO mang lại.

Đầu tư vào việc đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị nhằm nâng cao được chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đầu tư vào các hoạt động tiếp thị nhằm tìm kiếm được và khai thác thị trường rộng lớn hơn. Cần phải đầu tư vào nguồn nhân lực một cách thích hợp, phải coi đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là đầu tư chiến lược của doanh nghiệp không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh. Lấy yếu tố con người làm yếu tố chính cho quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp. Các DNVVN cần phải bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện gio linh tỉnh quảng trị (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w