Hình thành một tôn giáo dân tộc mang màu sắc tam giáo đồng nguyên, tiếp nối truyền thống Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 80 - 83)

D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc mang màu sắc tam giáo đồng nguyên, tiếp nối truyền thống Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần.

truyền thống Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần.

Huỳnh Phú Sổ tiếp nối truyền thống Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần mang đặc chất Phật Giáo Việt Nam chân truyền, nhập thế tích cực, yêu nước cao độ, thuần túy dân tộc, hưng thịnh sâu rộng trong nhân gian. Ông đã tiếp nối giòng sinh mệnh Việt Phật, khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, một nền đạo học tâm linh và luân lý đạo đức xã hội đặc thù dân tộc, nhằm phục vụ quảng đại quần chúng và mang đầy hương sắc của văn hóa Việt Nam. Ông đã thành công trong việc đưa Phật pháp vào tận mỗi nông dân, mỗi gia đình, xây dựng họ thành những công dân đạo đức, hữu dụng cho quốc gia dân tộc, và không những thế trao cho họ một tinh thần dân tộc, ái quốc cao độ, một niềm kiêu hãnh về nguồn gốc và lịch sử giống nòi, phá bỏ mặc cảm tự ti đối với ngoại nhân. Với đạo Phật siêu việt, đã được Ông chế biến một cách tài tình thành pháp môn Học Phật Tu Nhân, với nền tảng là thuyết Tứ Ấn, và hơn thế nữa, đã được Ông hiện đại hóa một cách xuất chúng nên mỗi tín đồ PGHH đã đưa trao một nội dung Phật chất trong sáng, thực tế, khả dụng và chính thời đại và quê hương cũng được trao cho một nội dung Phật chất mang tính từ bi, bình đẳng, trí tuệ và giải thoát có thể áp dụng trong mọi lãnh vực sinh hoạt từ chính trị, bang giao quốc tế đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức và môi sinh.

Phật giáo là nền tảng của PGHH bởi vì Huỳnh Phú Sổ lựa chọn con đường: "Nối theo chí

Thích Ca ngày trước" để "Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý, coi tại sao ta phải tu hành". Lựa

chọn Phật đạo để tu hành là một sự lựa chọn trí tuệ, khôn ngoan, khoa học, hợp truyền thống đạo lý dân tộc và cũng hợp thời đại. Với Phật đạo Ông đã có một truyền thống giải thoát tâm linh hơn 25 thế kỷ với một rừng kinh điển phong phú, cao siêu nhất mà không một tôn giáo nào có thể ngang hàng, và đồng thời Ông cũng có một truyền thống tín ngưỡng sâu dày hai ngàn năm trên quê hương Việt Nam, không một tôn giáo nào khác có thể so sánh. Nhưng không những thế, Ông còn mang thêm tinh thần Nho Giáo, Lão Giáo và những tinh thần đặc thù của dân tộc: Tam giáo đồng nguyên trong tình tự dân tộc, đó

là nét đặc sắc của PGHH.

Sự tổng hợp này không làm PGHH mang tính cách ba phải, hổn tạp vì nó được xây dựng một cách dứt khoát, vững chắc và ưu việt trên nền tàng Phật đạo, Nho, Lão chỉ là những yếu tố phụ được thêm vào cho phù hợp với truyền thống bao dung và tổng hợp văn hóa của Việt Nam, như công thức Tam giáo đồng nguyên đời Trần.

Nếu Phật đạo mất đi thế đứng trung tâm và chủ đạo thì công thức này sẽ tan vỡ vì Nho, Lão hay bất cứ một tôn giáo, một ý hệ nào khác mà ưu thắng thì cũng đều không đủ sự bao dung, khai phóng và hùng lực để dung chứa và tổng hợp tất cả. Trong lịch sử Việt Nam, sự ưu thắng của Nho giáo trong thời Lên, Nguyễn là một đại họa cho dân tộc và thực chất chỉ là sự Hán hóa, nô lệ hóa Việt Nam về mặt văn hóa, tôn giáo, tư tưởng, họa thuật mà thôi. Và đó là nguồn gốc của các thảm họa trong suốt 200 năm nay khi Việt Nam phải đối diện với Tây Phương.

Tuy cùng xuất phát từ ấn Độ và Trung Hoa nhưng tam giáo Phật, Nho, Lão đã ăn sâu vào tâm hồn, nếp sống của con người và xã hội Việt Nam sau 20 thế kỷ thích nghi, hội nhập và hòa đồng vào truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam. Trong sự hòa hợp tam giáo này, Phật giáo là chủ đạo bao trùm tất cả, tổng hợp, điều hòa tất cả, vừa là nền móng, vừa là bầu khí tinh thần, tâm linh của quốc gia, trong khi đó Nho giáo được xử dụng trong lãnh vực luân thường đạo lý, xử thế tiếp vật của cuộc sống thực tế và Lão giáo được tiếp thu qua nhân sinh quan tự tại, an nhàn, siêu thoát, hòa hợp với thiên nhiên, hòa đồng với vũ trụ. Trên căn bản tam giáo đẹp đẽ, phong phú và hoàn hảo này, một đạo dân tộc là Phật Giáo

Hòa Hảo đã ra đời như một sản vật tiêu biểu, đặc thù, như một đứa con có đầy đủ tinh hoa của tổ tiên, giòng họ, của truyền thống văn hóa Việt Nam.

Học Phật Tu Nhân gắn liền với đạo làm người của Khổng giáo: "Khuyên trai gái học theo

Khổng Mạnh, Sách thánh hiền dạy đạo làm người" (Kệ Dân). Tuy khác xa về mực độ tâm

linh, nhưng ở bình diện luân lý đạo đức xã hội thì đạo nhân của Khổng giáo rất gần gủi với quan niệm từ bi của đạo Phật và tánh thiện của mọi người khi mới sinh ra mà Khổng Tử đã dạy không khác bao xa với quan niệm tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng như nhau mà Phật Thích Ca đã thuyết giảng: "Sách Thánh đạo ghi trong Tam Tự, Người mới

sanh tánh thiện trời dành" (Giác Mê Tâm Kệ). Tam cương (quan hệ vua tôi, thầy trò, cha

con), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) hay tam tòng (theo cha, theo chồng, theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) của người phụ nữ theo Nho giáo không khác gì nhiều với bi, trí, dũng của đạo Phật và những nguyên tắc đạo lý chi phối mối quan hệ gia đình, xã hội mà Đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh.

Những khuôn phép luân lý Khổng Mạnh, cũng như những giáo lý cao siêu Phật giáo, được Huỳnh Phú Sổ giới thiệu cho quần chúng bình dân một cách rất giản dị nhưng đầy đủ; "Đi

thưa, về cũng phải trình. Công dung ngôn hạnh thân mình phải trau", "Chữ Thánh Hiền mới được nôm na. Ta thỏa chí hô hào trung nghĩa...". Điểm đặc sắc và siêu việt của Huỳnh

Phú Sổ là Ông đã giới thiệu một đạo Việt-Phật, một Đạo Phật thuần túy Việt Nam, không lai căng, không nô lệ Phật giáo ấn Độ, Trung Hoa, cũng như một quan niệm Việt-Nho, Nho giáo Việt Nam, thoát khỏi mọi xiềng xích của giáo điều Nho giáo từ chương, ước lệ của Hán Tộc, nhất là quan niệm trung quân mù quáng, để quy hướng về quan niệm ái quốc, hiếu nghĩa của đạo lý dân gian Việt Nam.

Điểm đặc thù của văn hóa Việt Nam, mà PGHH là một bằng chứng sinh động, là sự tổng hợp, dung hòa nhiều nguồn tư tưởng, văn hóa, tôn giáo khác biệt nhau. Dung hòa Khổng giáo nhập thế tích cực qua hình ảnh mẫu người quân tử xông pha phụng sự xã hội với quan niệm vô vi xuất thế của Lão giáo qua hình ảnh bồng lai tiên cảnh là nét tiêu biểu của tâm thức Việt Nam, mà Huỳnh Phú Sổ đã cảm nhận trọn vẹn: "Ráng kiếm chỗ tầm tiên lánh

tục, Người ở đời phải được lòng trong" (Giác Mê Tâm Kệ), "Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, Cùc tùng phong nguyệt mới vui sao. Chốn phồn hoa trót bước chân vào, Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết" (Thoát Vòng Danh Lợi), "Ngồi trên đảnh núi Liên Đài, Tu hành tầm đạo một mai cứu đời... kể từ tiên cảnh ta về, Non Bồng ta ở dựa kề mấy năm" (Bài Tự

Thán).

Có thể nói những tinh hoa của đạo học đông Phương, những tinh hoa của văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý của truyền thống Việt Nam đều đã được tiếp thụ, dung hóa, hòa hợp một cách mỹ mãn trọn vẹn trong PGHH. Thiên tài của Huỳnh Phú Sổ là vừa giới thiệu hàng triệu nông dân Việt Nam những hương vị tinh khiết, đậm đà, cao siêu, có hàng ngàn năm lịch sự, của các tôn giáo lớn tại á đông cũng như của truyền thống dân tộc, và vừa khai sáng một tông phái Phật giáo mới, một đạo dân tộc mới, giản dị, trong sáng, đầy đủ, hoàn hoảo, rất thích nghi với đời sống văn minh hiện đại và cũng rất phù hợp với thời đại.

Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ không những đã hiện đại hóa Phật giáo, mà còn hiện đại hóa Tam giáo Phật, Khổng, Lão, và hiện đại hóa cả truyền thống văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo

đức Việt Nam.

Đạo Hòa Hảo

Đạo Hòa Hảo, hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh

tại gia. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo Hòa Hảo.

Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 (tức 25/11 Kỷ Mùi), là con của Huỳnh Công Bộ, một con người điềm đạm trầm tính, ít nói, thường xa lánh chốn đông người ồn ã. Ông được cha cho học hết bậc sơ Pháp-Việt tại một trường ở huyện, có năng khiếu thơ, văn và thông minh, nhạy cảm. Nhưng do sức khỏe luôn đau ốm nên ông không tiếp tục học lên bậc cao hơn. Ông phải lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh và tại đây ông đã tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật thầy Đoàn Minh Huyên (1807-1856) làm giáo chủ.

Huỳnh Phú Sổ tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho nhân dân bằng các bài thuốc đã học và chính những lúc đi chữa bệnh đó ông đã kết hợp rao giảng về Tứ ân hiếu nghĩa của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên qua những bài sấm kệ do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4/7/1939) được ông chọn làm ngày khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Ông đã được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ Hòa Hảo.

Huỳnh Phú Sổ tự xưng là Phật thầy mượn thân xác mình để cứu độ chúng sinh. Ông làm nhiều bài ca dao, thơ ca, nói thiên cơ, sau được tập hợp lại thành bài giảng "Giác mê tâm kệ" có phần gần gũi tư tưởng thần bí, tín ngưỡng dân gian nên trong hoàn cảnh đời sống nhân dân Nam Bộ đầu những năm 40 thế kỷ 20 dễ đi vào lòng người, được quần chúng tin theo. Muốn trở thành tín đồ Hòa Hảo phải tuyên thệ: "Một đời, một đạo đến ngày chung thân".

[sửa] Thời kỳ Nhật xâm chiếm

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.

Năm 1946, Huỳnh Phú Sổ cùng với những người lãnh đạo Hòa Hảo thành lập tổ chức "Việt Nam dân chủ xã hội đảng" gọi tắt là "Đảng Dân xã" bao gồm lực lượng nòng cốt trong Hòa Hảo và tổ chức Việt Nam quốc gia độc lập đảng. Đảng Dân xã có điều lệ và chương trình hành động, cơ cấu tổ chức riêng, có vai trò như một tổ chức chính trị. Từ đó Hòa Hảo vừa có đạo vừa có đảng và nó mang hình thức một tổ chức chính trị. Sau khi lập đảng chính trị, Hòa Hảo còn lập lực lượng vũ trang mang tên "Bộ đội Nguyễn Trung Trực".

Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ mất tích, lực lượng phản động tìm cách chia rẽ những phần tử quá khích trong đạo Hòa Hảo chống lại Việt Minh, gây ra những vụ thảm sát đẫm máu.

Nội bộ Hòa Hảo có sự chia rẽ thành các nhóm khác nhau, cát cứ ở các vùng thuộc Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.

Năm 1964 đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến ngày miền Nam giải phóng. Sau đó, Hòa Hảo thành lập thêm Tổng đoàn bảo an, lập Viện đại học Hòa Hảo.

Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

. Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi

tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng

vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w