quả Phật giáo "tuy có cao hơn cái thuyết hữu ngã luân hồi của Bà La Môn giáo mặc dầu,
nhưng cũng trái hẳn với luật nhân quả của khoa học" và cũng không tránh khỏi thần bí vì phải chờ ở luân hồi kiếp sau. ông cho thuyết nhân quả có vẻ công bằng hơn thuyết thưởng phạt (thiên đàng, địa của Thiên Chúa giáo) nhưng bản thân nó mâu thuẩn lắm.
Ông đưa ra một ví dụ sống động: "thuyết nhân quả nói kiếp trước không bố thí nên kiếp này phải chịu cảnh bần cùng, còn người giàu bây giờ là nhờ kiếp trước có bố thí rộng rãi. Nếu như vậy, bây giờ đã chịu thân bần cùng, bữa đói bữa no, lấy cái gì mà bố thí? Làm sao mà rộng rãi được? Có khi bị hoàn cảnh, bị cái đói lạnh xúi dục, họ sinh ra trộm cắp nữa. Theo thuyết nhân quả, chẳng những kiếp sau phải chịu bần cùng hơn nữa, còn phải sinh vào cảnh khổ (địa ngục) hoặc làm súc vật để đền tội trước kia: một ngày một xuống, không trồi đầu lên được, ấy không phải vĩnh kiếp ở địa ngục là gì? Trái lại, giàu có mới có tiền của bố thí, bố thí có mua vui họ còn bố thí hơn nữa. ở cái địa vị cao sang dư dã thì dại gì ăn cướp ban đêm? Càng ngày càng lên, ấy không phải vĩnh kiếp ở thiên đàng là gì? Thế thì cái thuyết nhân quả nó rộng rãi với hạng người giàu có, mại gắt gao với hạng người nghèo khổ thái quá".
Đúng là lý luận Thích Thiện Chiếu, có vẻ chí lý nhưng muốn đánh đổ thì không khó gì. Thiện Chiếu cũng chứng minh thuyết nhân quả cũng sai lầm trong việc thông thái, ngu si: "con cái bọn mọi trong rừng rú, ai dám bảo nó lớn lên sẽ được văn minh, thông thái? Con
của các nhà tư bản Ấu Mỹ ai dám bảo chúng nó lớn lên sẽ ngu muội dã man? Nhưng đổi lại, khi mới đẻ ra, con của nhà tư bản đem cho mọi và con của mọi đem cho nhà tư bản họ
nuôi thử coi, thì sẽ thấy một bên vì hoàn cảnh, vì sự giáo dục, vì điều kiện vật chất được hoàn toàn đầy đủ, ai còn dám bảo đứa con mọi ấy (do nhà tư bản nuôi) là dã man nữa. Trái lại, một bên vì sự sinh hoạt đơn sơ, không có giáo dục, thiếu hẳn điều kiện vật chất, cái hoàn cảnh ấy có thể nào tạo được đứa con tư bản kia (do mọi nuôi) trở nên một kẻ văn minh?" (TVG, t 289-301).
Trường hợp ví dụ này quá sức đúng, nhưng việc một đứa con đẻ trong rừng mà được nhà tư bản nuôi thì cái đó 100% là do nhân duyên, nghiệp lực mà thành cũng như đứa trẻ sinh ở cao sang mà lại bị lạc vào rừng rú thì không phải là "số mạng", định mệnh", "thượng đế an
bài", hay "ngẫu nhiên", "tình cờ", mà chính là do thuyết nhân quả chi phối, quyết định vậy.
Cũng như việc một người sinh ở nơi văn minh, giàu sang hay sinh trong hoàn cảnh tối tăm, nghèo khổ là do nghiệp lực và nhân duyên nhiều đời trước quyết định. Cũng như người được trúng số hay gặp thời trở nên giàu có, nguyên nhân nằm trong sự thiện nghiệp, thiện duyên mà họ đã tạo ra từ các kiếp trước.
Còn việc bố thí, Phật giáo liệt kê Pháp thí (ban tặng Phật pháp) là đứng đầu, thứ đến là Vô úy thí (ban tặng sự không sợ hãi), chót hết mới là Tài thí (ban tặng tiền bạc, của cải). Cũng theo đó, phước đức tăng trưởng nhiều hay ít và đời sau được sinh làm người giàu sang hay nghèo hèn. Trong việc Pháp thí và Vô úy thí, bao gồm việc nói, khuyên người khác bỏ ác, làm lành, ăn ở hiền đức, sinh sống thật thà, lương thiệ, an ủi, khích lệ nâng đỡ người khác khi họ bị đau khổ, thất vọng, hay cứu mạng người hay mạng sống của các loài chúng sanh khác v.v... thì ai có từ tâm cũng đều làm được, chớ không phải chỉ người giàu có mới làm được.
Hơn nữa việc bố thí chỉ có một phần công đức phụ thuộc mà thôi. Cái nguyên nhân chính yếu, tạo ra thiện nghiệp hay ác nghiệp, đưa đến cảnh con người bị nghèo hèn hay được sang quý cũng như sanh ở sáu cõi là họ giữ ngũ giới và thực hành thập thiện hay không? Không phải có tiền bố thí, hay ngay cả xây chùa, đúc tượng mà có phước và được tái sinh làm người giàu sang hơn.
Lương Võ Đế đã xây hàng trăm ngôi chùa, đúc hàng ngàn tượng Phật, thế mà khi Vua hỏi: "Trẫm có công đức gì không? thì Bồ đề đạt Ma đã trả lời dứt khoát: "Không có công đức
gì cả". Trong khi đó một người cứu một người khác sắp chết đói, chết rét hay ngay cả cứu
một con kiến đang sắp chết đuối cũng có thể có công đức rất lớn. Lấy vấn đề tiền bạc để làm tiêu chuẩn duy nhất cho việc phê phán quan điểm nhân duyên tội phước của đạo Phật thì nó quá hạn hẹp, phiến diện và không chính xác.
Đi xa hơn, quyết liệt hơn, Thiện Chiếu lý luận: "cho đến tuần lễ 40 giờ và bọn Chà Và chợ phải nhượng bộ, ấy là bởi nhân quả, phải chờ kiếp sau, hay là bởi đấu tranh hện tại của nhân dân mà được những thắng lợi ấy" (TVG, sđđ, t 300-3001.
Việc này thì hoàn toàn đúng và chính đức Phật cũng đã giảng dạy nổ lức phấn đấu để chuyển hóa nghịch cảnh và xây dựng một xã hội hiền lương, nhân đạo và công bằng, chớ đức Phật không dạy cầu nguyện lễ bái hay thụ động, khiếp nhược chấp nhận bất công, áp bức. Thời đó, một chủ thuyệt xã hội Phật giáo chưa có, cũng như chưa có một quan niệm hành động xã hội chính trị của người Phật Tử nên nói đến công xã hội, Thiện Chiếu không khỏi rơi ngay vào lý thuyết đấu tranh giai cấp và cuối cùng còn cực đoạn cho rằng dù là Phật Giáo được chấn hưng, cũng hoàn toàn đưa đến bế tắc mâu thuẩn và không thể cứu khổ"" , giải thoát được. Báo phụ nữ Tân Văn, năm 1843, đã kết luận về tăng sĩ Thiện Chiếu một cách đặc biệt như sau.
"Sư Thiện Chiếu là một người ở về hạng thành thật nhất, bỏoli vậy cho nen sư đáng cho ta
động tôn giáo ngày nay, sư là một người có lý tưởng, có chủ nghĩa, có nhiệt thành. Mà sư lại đứng tr hẳn một cánh để phản đối tất cả chi phái khác. Sư mê Phật học mà sư xướng rằng không có thần, không có Ngọc Hoàng Thượng đế, không có chủ tể càn khôn. Sư phản đối kịch liệt cho đến nổi nói tới hai chữ Thiện Chiếu thì bọn tang lữ đời nay đều khủng khiếp.
Người ta ghét mà sợ con người có tín ngưỡng thật. Vì đời của sư không có chỗ nào sàm báng được. Ngày nay sư Thiện Chiếu đã tỉnh ngộ và giác ngộ. Nhờ quan sát nhiều, nhờ suy nghĩ lắm, nhờ thảo luận cùng anh em mà sư tỉnhgiấc ngủi thôi từ hon 20 năm nay. Khác có kẻ hỏi: vậy thì sư mong giải khổ cho quần sanh về chỗ nào? Sư nhận ra rằng cuộc đấu tranh để giải khổ là cuộc đấu tranh trong xã hội, giải khổ trên mặt đất, chớ kông khong phải kiếp tái sinh hão huyền nào hết. Trong hàng trí thực An Nam và tất cả hão huyền nào hết . Trong hàng trí thức An Nam và tất cả A Đông, ta ít khi gặp được người thành thật và can đảm như thiện Chiếu". TVG, sđd, t 282-291>
Phê bình này không đi ra ngoài tinh thần Phật giáo đại thừa, là tôn giáo duy nhất trên thế giới này chủ trương có thể xây dựng một cõi Tịnh độ, không còn cảnh bất công, đói rách, đau khổ, một thiên đàng an lạc, đạo đức, hòa bình, ngay tại thế gian này. Tiếc rằng thời đó tinh hoa của Phật tiáo đại thừa bị mai một nên Thiện Chiếu không thấy những quan niệm cứu khổ ngay trong cuộc đời, giải thoát ngay trong thế gian, xây dựng Phật quốc ngay trong cõi Ta Bà của tư tưởng Phật giáo đại thừa hùng tráng, dũng hoạt và hết sức thực tế, cụ thể.
Thật là đáng tiếc, một con người như Thiện Chiếu đáng lý ra nên vận dụng căn bản Phật học và cả uy tín, kinh nghiệm, nhiệt tâm tranh đấu của mình để hình thành một chủ thuyết xã hội Phật Giáo và một trào chính trị Phật Giáo, như Huỳnh Phú Sổ đã làm chỉ vài năm sau đó, một cách xuất sắc, tuyệt vời qua việc hình thành Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, ông đã ngã vào con đường hành động xã hội của chủ nghĩa Mác Xít và của đảng Cộng Sản mà hậu quả tan thương, đau đớn chính ông đã cảm nhận sâu xa trong những ngày tháng tù túng tại Bắc Kinh, Hà Nội cũng nhữ đồng bào ông đã gánh chịu suốt nửa thế kỷ nay.
Cùng thời với Thiện Chiếu cũng có những quan niệm cấp tiến, mạnh bạo tương tự thể hiện trong Hội Phật Học Kiêm Tế và tạp chí Tiến Hóa cũng như trong Hội Tịnh độ Cư Sĩ và tạp chí Pháp âm. Tạp chí Tiến Hóa, như đã nói, tuyên bố "tuyên truyền cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm cho chúng sinh khỏi khổ được vui" và coi các học thuyết này đều là "Phật pháp". Ngay từ số 1, đã có mục "triết học thường thức" và đến số 4, ký giả Trần Quân trình bày Duy Vật Biện Chứng Pháp và từ số 6, ông phê bình các chủ thuyết Duy Tâm Luận. Tạp chí Tiến Hóa chủ trương táo bạo như sau:
"a/ Người Phật tử mới phải có sự giác ngộ mới do khoa học khám phá. Người Phật tử phải học khoa học để biết rằng không có Tây Phương Cực Lạc hay Thiên đàng, địa ngục, phải học kinh tế học, chính trị học để biết những đau khổ của con người là do các chế độ chính trị đè nén và những cuộc khủng hoảng kinh tế, chớ không phải do thần linh ban họa giáng phúc.