Tinh hoa tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 58 - 60)

D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.

5/ Tinh hoa tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

Tư tưởng của Huỳnh Phú sổ chính là tư tưởng Phật Giáo. ông đã tuyên bố rõ: "đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tự trung thành của đức Phật Thích Ca Mâu Ni".

- PGHH chính là đạo Phật, là một tông phái Phật giáo được chấn hưng. đó là sự thật thứ nhất.

- Phật Giáo Hòa Hảo là sự tiếp nối hiện đại của Bửu Sơn Kỳ Hương, đó là sự thật thứ hai. - Và sự thật thứ ba là Phật Giáo Hòa Hảo là một sự thể hiện thời đại của Phật Giáo Việt Nam trong hoàn cảnh đặc thù của đồng bằng công Cửu Long.

Những tác giả có thẩm quyền về Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đều tự nhận mình là Phật Giáo và họ khẳng định họ là Phật Giáo Hòa Hảo, chớ không không phải là Hòa Hảo (và họ rất bất bình nếu bạn chỉ gọi họ là Hòa Hảo). Trong tác phẩm

có thẩm quyền nhất về PGHH là cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc, tác giả Nguyễn Thành Nam đã xác định rõ ràng, minh bạch như sau: "Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo chính là Đạo Phật, bắt nguồi từ tinh hoa cốt tủy của giáo thuyết mà Đức Thích Ca đã khởi truyền từ trên 25 thế kỷ trước đây". Khẳng định nguồn gốc lịch sử và giáo lý từ Đức Phật, Phật Giáo Hòa Hảo tự coi mình như một bộ phận của Phật Giáo Việt Nam, tông phái mới của Phật Giáo, và bác bỏ mọi quan niệm cho rằng Phật Giáo Hòa Hảo là "một tôn giáo mới" hay là "đạo Phật canh tân".

Tác giả Thành Nam giải thích luận điểm này như sau: "Một vài tác giả Tây Phương đã viết

rằng Phật Giáo Hòa Hảo là một tổ chức Phật Giáo canh tân, tương tợ như phong trào cải cách Luther và Calvin đối với Cơ Đốc Giáo, ở thế kỷ 16 Tây Lịch. Theo quan điểm PGHH thì sự so sánh này không đúng... Martin Luther (1483-1546) và Jean Calvin 1509-1564) là hai nhà thần học chủ trương cải cách, bất đồng với tòa thánh La Mã một số vấn đề như hệ thống giáo quyền, hình thức thờ phụng, lễ nghi. Nhưng vấn đề quan trọng họ đặt ra là thẩm xét lại sự diễn dịch giáo lý Cơ Đốc. Riêng Luther nêu lên 95 luận đề đòi thảo luận với tòa thánh La Mã.

PGHH không hề đặt vấn đề thẩm định lại giá trị thuyết Thích Ca. Do đó, PGHH đối với Phật đạo không là một phong trào cải cách như Luther hay Calvin. Những đặc điểm trong giáo lý PGHH, nếu nói là canh tân, thì chỉ canh tân về mặt "dụng" chớ tuyệt đối không thay đổi gì về mặt "thể". Chỉ có sự cải tiến, hay đúng ra thích nghi hóa phương thức hành đạo với cuộc sống, mà không hề có sự tranh cãi, xét lại hay canh tân nào về mặt giáo thuyết phật đạo. Cho nên trên phương diện chính danh, PGHH không phải là một "tôn giáo mới" hay một đạo Phật canh tân. Về mặt tổ chức, PGHH mới xuất hiện từ 1939. Nhưng về mặt giáo lý, PGHH không phải là một tín ngưỡng mới hay tín ngưỡng cải cách. Giáo lý PGHH chính là đạo Phật".

Như vậy tác giả bác bỏ hoàn toàn và mạnh mẽ sự so sánh PGHH với sự nổi loạn chống lại Vatican và các giáo hoàng Thiên Chúa Giáo La Mã phóng đảng, sa đọa, ham mê quyền lực của Luther, một sự ly khai tôn giáo đưa đến sự hình thành của Tin Lành, một tôn giáo mới thách đố cả về mặt giáo lý lẫn cơ cấu, tổ chức, sinh hoạt giáo hội của Thiên Chúa Giáo La Mã.

Tác giả Thành Nam còn đưa ra những đặc tính của Phật giáo để bảo vệ quan điểm PGHH chỉ là một tông phái mới của Phật giáo truyền thống:

"Phật đạo không giáo điều cố định, mà luôn luôn sinh động dung hợp. Du nhập quốc gia

nào, Phật giáo không hề gặp sự kháng cự của các nền đạo giáo tư tưởng đã sẵn có trong nước đó. Suốt tiến trình truyền bá đạo Phật đến nay, đã không thấy xẩy ra cuộc chiến tranh nào phát sinh bởi lý do truyền giáo... Trong các điều kiện tương đồng về văn hóa xã hội, như tại các quốc gia Á Châu, Phật đạo thích nghi và hòa hợp với văn hóa và bản chất dân tộc, để trở thành một nền đạo Phật mang sắc thái đặc thù của dân tộc ấy, mà vẫn giữ được yếu lý căn bản của Phật giáo. Đạo Phật du nhập Việt Nam mang sắc thái đạo Phật Việt Nam, tất nhiên có sự khác biệt với đạo Phật Ấn Độ, đạo Phật Tây Tạng, đạo Phật Trung Hoa, đạo Phật Nhật Bổn... về mặt pháp môn, sinh hoạt, nghi lễ, kiến trúc, y trang... Nhưng kinh điển và nguyên lý vẫn là Phật đạo mà Đức Thích Ca đã truyền bá... Tôn giáo xuất hiện với sứ mạng cải tạo xã hội và con người. Đạo Phật truyền bá vào Việt Nam, khi tới miền đất mới khai mở, tức miền Nam Việt Nam, tất nhiên phải có những đặc thái để thích ứng với bối cảnh xã hội và lịch sử, cũng như tâm lý và trình độ quần chúng nơi đây. Căn cứ trên lập luận này, PGHH không phải là một đạo Phật canh tân, mà chính là một tông phái Phật đạo mang một số đặc tính thích nghi với bối cảnh xã hội và lịch sử từ đó tổ

chức này xuất hiện. Bối cảnh lịch sử là một nước Việt Nam đang bị thực dân Pháp thống trị. Bối cảnh xã hội là đời sống bất công trong đó lớp nông dân là giai tầng xã hội chịu thiệt thòi và yếu kém nhất. quần chúng nông thôn trình độ chất phác, căn cơ thiển bạc, không thể lãnh hội ý nghĩa khó hiểu của thiên kinh vạn quyển. Bởi vậy đạo Phật truyền bá trong bối cảnh này phải phù hợp với dân tộc tính, đáp ứng tâm lý và trình độ đại chúng nông thôn".

Thật là rõ ràng PGHH không những là Phật giáo chân chính mà còn là một mô hình tuyệt hảo của tinh thần thích nghi, dung hợp của đạo Phật và của lịch sử truyền bá, phát triển Phật giáo trên thế giới.

Thế nhưng tại sao hầu hết các tác phẩm về lịch sử Phật giáo Việt Nam đều không đề cập đến PGHH?

Tại sạo các giáo hội Phật giáo từ thập niên 30 đến 90 ngày nay đều không bao gồm PGHH?

Tại sao đa số tăng, ni, tín đồ Phật Giáo Việt Nam đều không cảm nhận và công nhận PGHH là một bộ phận của PGVN và các tín đồ PGHH là những đạo hữu thân thiết ruột thịt cùng chung một tôn giáo và tín ngưỡng?

Nguyên do một phần là suy khi Huỳnh Phú Sổ ra đi đã không có những đại đệ tử tiếp tục xiển dương tư tưởng Phật học của ông và phát triển Phật giáo như một tông phái của đạo Phật. Một phần khác là sự thiếu hiểu biết và ngộ nhận về PGHH và một phần khác nữa là quả thật PGHH đã có những sự thích nghi, cải tiến và phát triển hết sức cấp tiến, mạnh dạn và mới mẻ khiến cho những người quen thuộc với đạo Phật truyền thống từ 2.000 năm nay tại Việt Nam, và nhất là Phật giáo trong giai đoạn suy vi bị Tàu hóa nặng nền sau thời đại Lý Trần, nghĩa là suốt gần 600 năm nay, đã cảm thấy xa lạ và tưởng nó không phải là đạo Phật.

Trong khi có thể PGHH còn là Phật Giáo Việt Nam hơn cả Phật Giáo Việt Nam "truyền thống" (thật ra là Phật giáo lai căng Trung Hoa) như ta thường hiểu. Ta sẽ thấy rõ vấn đề quan trọng này, vừa liên quan trực tiếp đến PGHH, vừa ảnh hưởng sinh tử đến Phật Giáo Việt Nam, khi nắm vững tư tưởng Phật học của Huỳnh Phú Sổ, cũng như giáo lý, sinh hoạt, tổ chức của PGHH.

Qua các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ, đạo Phật được trình bày một cách giản dị, trong sáng, thích hợp mọi tầng lớp dân chúngh và thích nghi vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày, bất cứ ai cũng có thể hiểu và ứng dụng. Ông đã Việt hóa Phật giáo, thời đó cũng như cho đến ngày nay, vẫn còn mang nặng ảnh hưởng lai căng, lện lạc của Phật Giáo Tàu trong thời suy đồi (thời nhà Thanh) mà hầu hết các danh tăng Việt Nam hiện đại đều cảm thấy sự nguy hại và ra sức loại bỏ, chấn chỉnh.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w